Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Hãy Biết Hài Lòng Và Phụng Sự Với Tinh Thần Hy Sinh, Phần 3/8

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Vậy nên, hôm qua tôi nghĩ tới quý vị. Tôi nghĩ tới quý vị ở đây, khi tôi thấy “tu hành đẳng cấp cao” ở đây trong lúc thiền, một người gật đầu sang trái, người kia gật đầu sang phải. Và người nọ gật đầu về phía trước, rồi cụng vào lưng người ngồi ở hàng đầu và cả hai đều được “thức tỉnh”. Ừ, thực ra, đó là mục đích tu hành của chúng ta – để được thức tỉnh. Nhất là khi quý vị đến Trung tâm Thiền Tây Hồ, cũng là trụ sở chính. Cho nên ở đây quý vị phải được “thức tỉnh” thường xuyên hơn. Nếu quý vị không thể tự mình “thức tỉnh”, thì những người lân cận sẽ giúp bằng cách cụng đầu họ vào vai hoặc lưng quý vị. Quý vị thấy chưa, đó là tinh thần bằng hữu, giúp đỡ lẫn nhau mà không mong đợi. Điều này thực sự vô ngã, cống hiến mà không mong được đền đáp. Bây giờ, nếu quý vị vẫn chưa cảm thấy biết ơn người lân cận, thì tốt hơn hết là quý vị nên biết ơn. Sau khi tôi rời đi, tốt hơn hết là quý vị nên cúi chào nhau và nói: “Cảm ơn vì đã ‘đánh thức’ tôi bất cứ lúc nào”.

Bây giờ, chuyện vui cứ tự nhiên đến, mà không [cần] ghi ra giấy. Tờ ghi chú vẫn còn trống trơn. Có lẽ chúng ta để dành, vì mỗi lần như vậy, tôi lại đau đầu khi phải tìm truyện vui cho quý vị, vì quý vị rất thích cười, và tôi cũng vậy. Bây giờ, thực sự nghiêm túc, tôi đọc tờ ghi chú. Nếu có thể đọc được, vì đó là tờ ghi chú. Tôi thực sự đã viết một vài chữ ở đây.

Bây giờ, vì tôi đã thấy được đẳng cấp tâm linh của quý vị ở đây, trong lúc bế quan, tôi cứ nghĩ tới quý vị. Vậy ở nhà thì sao? Khi tôi không có mặt và không có người tu hành nào khác giúp quý vị được thức tỉnh? Vì vậy, tôi đã suy nghĩ rất kỹ về điều này. Tôi đã thiền về nó. Rồi tôi thấy một linh ảnh. Tôi tự hỏi đó có phải là linh ảnh hay là giấc mơ, hay chính tôi cũng đang trôi dạt, cố gắng “đánh thức” người nào khác.

Rồi tôi thấy điều gì đó như, có một người tu hành, rất thánh thiện, nghiêm túc, nghiêm nghị và vô cùng có ý thức muốn được thức tỉnh, vì vậy anh ta ngồi trong nhà mình, trong phòng ngủ, và tại vì trên giường thoải mái hơn, nên anh ngồi trên giường. Sư Phụ nói: “Quý vị có thể tu ở bất cứ đâu. Điều quan trọng là tâm quý vị, không phải quý vị ngồi ở đâu hay trên cái gì”. Nên giường càng êm ái càng tốt. Dù sao đi nữa, anh ta lún vào trong cái giường, cái giường kiểu Mỹ, cái giường sang trọng, mà có lần tôi đã kể cho quý vị nghe, về việc tôi lún vào cái giường và tôi cần một cái thang để trèo ra. Đó là ở Mỹ và cô Đồng nghĩ giường đó tốt nhất. Cô ấy phải cho Sư Phụ cái gì tốt nhất, nên cô ấy đi mua một tấm nệm sang trọng cho cái giường đó. Và một khi đã vào thì thật khó để ra. Quý vị còn nhớ không? Và phòng của tôi rất nhỏ, còn cái giường cỡ lớn nhất chiếm hết cả không gian. Thành ra mỗi lần mở cửa, là tôi buộc phải nhảy lên giường. Không có lựa chọn nào khác, không có sự lựa chọn. Còn nhớ chuyện đó không? (Dạ nhớ.)

Rồi một đồng tu của chúng ta ngồi trên loại giường đó. Nhưng phòng của anh ta lớn hơn, nên anh ta có đủ chỗ để có một cái giường cỡ lớn nhất. Rồi anh ta ngồi đó, và anh ta cố gắng “đánh thức” ai đó, mặc dù xung quanh không có ai. Anh ta cố gắng “đánh thức” ai đó. Dù sao, đó là một ý định tốt. Có thể anh ta tập luyện, để trong lúc bế quan anh có thể giúp đỡ. Hoặc có lẽ trong lúc cộng tu, nếu có ai đó ngủ trước mặt anh ta, anh ta có thể cho họ một cú nốc ao rồi “đánh thức” người đó. Đó cũng là “truyền bá Giáo Pháp” theo cách của riêng anh ta, giúp Sư Phụ. Dù sao, anh ta đang thực hành loại “Giáo lý Thức Tỉnh” này. Và rồi, một người khác đã bắt gặp anh ta. Có thể là cha hoặc mẹ anh ta, người lớn tuổi trong gia đình, nên người lớn tuổi đã la anh ta, nói: “Con làm gì ở đó vậy?” “Con thiền”. Và người mẹ, người lớn tuổi, nói: “Cái gì? Con gật đầu như vậy mà nói là đang thiền sao?” Rồi người con nói: “Xin lỗi. Có lẽ con đã làm vậy. Mà con không cố ý”.

Rồi, người mẹ nói: “Con có biết Sư Phụ đang nhìn con không, trong khi con lén lút ngủ như thế này trong giờ thiền? Con biết điều đó chứ?” Rồi người con cảm thấy rất xấu hổ, rất hối hận và nói: “Vâng, vâng, con biết”. Và rồi, người mẹ với khuôn mặt nghiêm nghị tiếp tục, không la, chỉ khiển trách anh ta, tiếp tục khiển trách anh ta, nói rằng: “Và con thử nghĩ coi Sư Phụ sẽ nói gì với con trong trường hợp này?” Người con nói: “Sư Phụ sẽ nói: ‘Đâu có ai khác ở đây, chỉ có hai chúng ta, hãy ngủ thôi”. Ờ, đúng vậy. Đâu có ai khác nhìn thấy. Chỉ có con với Sư Phụ, chỉ có hai chúng ta, hãy ngủ thôi. Sư Phụ cũng rất mệt. Luôn phải là một tấm gương tốt, sáng ngời. Nên khi không có ai khác nhìn thấy, chúng ta hãy ngủ thôi. Ừ. Đó là một trong những ghi chú của tôi. Còn gì nữa không? Toàn là mấy truyện vui không phải tâm linh.

Ừ. Có một người đang đi cùng một nhóm du khách, hoặc một nhóm nghiên cứu đến châu Phi hay gì đó. Và dĩ nhiên, ở đó, không có phương tiện giao thông, và liên lạc thì rất khó khăn. Nên, nhiều khi họ phải sử dụng trực thăng. Rồi bây giờ, có một người đáng lẽ phải giúp họ thông dịch, hoặc làm hướng dẫn viên bản địa đi cùng với mấy khoa học gia đó, nhóm nghiên cứu. Và rồi ngay khi anh ta lên trực thăng, anh ta than phiền: “Trực thăng ồn quá. Mọi người nói nhiều quá. Họ hút thuốc nhiều quá, và ghế thì chật quá, không gian thì hẹp quá...” Và anh ta cứ than vãn, phàn nàn, rên rỉ và la hét suốt. Rồi, thành viên phi hành đoàn đưa anh ta ra ngoài, treo anh ta lên cánh máy bay hay gì đó, dùng dây thừng treo anh ta lắc lư: “Anh ở đây, anh có nhiều không gian lắm”. Và rồi lúc đó, anh ta còn hét to hơn nữa: “Làm ơn cho tôi vào!”

Nên, chúng ta cũng có vấn đề như vậy. Nhiều khi chúng ta không trân quý hoàn cảnh tốt đẹp, hay một người bạn tốt, hay một người đồng hành tốt, cho đến khi chúng ta mất họ, cho đến khi chúng ta mất hoàn cảnh, hoặc cho đến khi hoàn cảnh trở nên tồi tệ hơn, trở nên không thể chịu nổi nữa, và rồi, chúng ta sẽ vui vẻ chỉ với những gì mình đã có.

Tương tự như vậy, trong cuộc đời, nếu chúng ta than phiền quá nhiều, một cách vô lý, thì Thượng Đế sẽ khiến chúng ta gặp rất nhiều rắc rối cho đến khi chúng ta ngừng nói và rồi có lẽ, chúng ta cầu nguyện lúc đó: “Ồ, làm ơn!” Thành ra mọi người cầu nguyện hàng ngày chỉ vì họ từng than phiền trước đây và gặp rắc rối. Rồi họ suy nghĩ lại về những gì họ đã có, và rồi họ trân quý nó hơn. Bây giờ quý vị hiểu chưa? (Dạ hiểu.) Đó là tại sao quý vị phải ngồi trên bàn tọa của mình lâu như vậy, tại vì quý vị từng than phiền với tôi rằng hai tiếng rưỡi là quá lâu. Bây giờ, sau kỳ bế quan nào, quý vị về nhà, quý vị sẽ vui vẻ ngồi hai tiếng rưỡi. Không phải vậy sao? (Dạ phải.) Đúng vậy.

Và rồi nhiều khi quý vị đi cộng tu, và quý vị than phiền nhà vệ sinh không đủ hiện đại, phòng tắm thế này thế kia... Và rồi sau khi quý vị đến bế quan và về nhà, quý vị chỉ vui vẻ sử dụng bất kỳ ...Trời ơi... tiện nghi nào có sẵn! Phải, phải. Đó là vấn đề quý vị không thường xuyên đến nói tiếng Anh với tôi. quý vị để tôi “nói, nói” tiếng Hoa suốt ngày, mỗi ngày. Làm sao tôi nhớ được tiếng Anh? Đó sẽ là một điều kỳ diệu. Tôi không nói tiếng Anh ở đây, và một năm tôi chỉ gặp quý vị có hai, ba lần. Mà quý vị mong đợi tôi nói tiếng A-A-Anh h-h-h-h-hay. Điều đó là không-không-không thể. Phải không? Sư Phụ tội nghiệp.

Vậy, có ai than phiền về cơ sở vật chất và mọi thứ ở đây không? Tôi chắc chắn là quý vị có. Nhưng đó là mục đích, để khi quý vị về nhà, quý vị chấp nhận đời sống của mình và cảm thấy bình yên hơn ở nhà. Sau đó, quý vị biết trân quý sự bình yên ở nhà và mọi thứ khác. Bây giờ tôi biết tại sao không có nhiều người muốn đến đây xuất gia rồi, tại vì khi đó họ trân quý ngôi nhà của họ hơn. Bây giờ tôi hiểu rồi.

Được rồi. Có một ghi chú khác mà tôi viết ở đây cho quý vị. Nhiều khi tôi đọc cả cuốn sách mà không có gì. Vì vậy, tôi phải quét tâm trí mình và tự viết câu chuyện cho quý vị. Nhưng đôi khi điều đó có ích. Ít nhất là nó cho tôi biết rằng tôi viết hay hơn mấy tác giả mà tôi đọc.

Giống như ở đây, mặc dù quý vị được cung cấp tất cả các tiện nghi “tồi tệ” và ngồi lâu, ít nhất nó giúp quý vị ổn định ở nhà và cảm thấy bình an hơn ở nhà và biết ơn hơn, hạnh phúc hơn và hài lòng hơn với bất cứ điều gì Thượng Đế ban cho quý vị ở nhà. Như vậy, quý vị không làm tôi đau đầu và không cầu nguyện quá nhiều. Hoặc: “Sư Phụ ơi, xin ban cho con, ban cho con, ban cho con, ban cho con, ban cho con. Ban cho, ban cho, ban cho, ban cho…” Và sau nhiều lần bế quan, quý vị không bao giờ cầu xin nữa. “Không. Không cầu xin nữa. Dạ, vậy là đủ, đủ rồi”. Vì vậy, ít nhất thì bế quan cũng giúp quý vị về mặt này. Cảm ơn, xin cảm ơn Sư Phụ.

Có du khách nào đó đi đến châu Phi để tham quan. Thực ra, tôi quên nói với quý vị rằng châu Phi là một châu lục rất đẹp với nhiều đất nước xinh đẹp. Dĩ nhiên, người dân ở đó, tâm tính của họ rất khác so với quý vị hoặc có thể khác với châu Á chúng ta đây. Có lẽ họ không nghĩ nhiều lắm. Họ không cố gắng làm việc quá sức vì có lẽ ở đó hơi nóng một chút ở một số nơi. Nhưng nhiều nơi rất đẹp, mát mẻ và xanh tươi, và giống như một trong những quốc gia châu Á. Không có gì khác. Nên hình ảnh về một châu Phi với một (người-thân-)vượn nhảy khắp nơi là không đúng. Hoặc quý vị mong đợi nhìn thấy một (người-thân-)sư tử sẽ xuất hiện và chào quý vị bất cứ lúc nào. Điều này cũng không đúng. Rất khó tìm thấy người-thân-sư tử và (người-thân-)khỉ ở đó, tại vì tất cả họ đều bị bắt và mang đến phương Tây để mọi người xem. Vì vậy, châu Phi không còn lại gì nhiều.

(Người-thân-)voi này nọ hiện là loài quý hiếm ở đó. Đó là lý do họ phải tổ chức nhiều đoàn thể để bảo vệ những loài có nguy cơ tuyệt chủng này, như quý vị biết rất rõ. Tại sao lại như vậy? Tại vì mấy loài đó đã bị khai thác và giết hại hoặc bắt cóc để lấy ngà hoặc răng, hoặc sừng, da quý báu của họ, hoặc vì bất kỳ lý do nào. Có thể vì mục đích y tế hoặc có thể chỉ vì hiếu kỳ, hoặc có thể chỉ vì họ là thịt (người-thân-động vật) hiếm có cho một số ít người giàu mà đã có mọi thứ và muốn có thêm thứ gì đó mà họ chưa biết. Vì vậy, châu Phi không phải là rừng rậm hoang dã như các bộ phim miêu tả.

Photo Caption: Ánh Sáng Chân Thật Không Bao Giờ Có Thể Bị Che Khuất, Cho Dù Có Những Tác Nhân Thế Gian Rất Muốn Che Khuất Nó!

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần (3/8)
1
Giữa Thầy và Trò
2025-02-14
1937 Lượt Xem
2
Giữa Thầy và Trò
2025-02-15
1445 Lượt Xem
3
Giữa Thầy và Trò
2025-02-16
1334 Lượt Xem
4
Giữa Thầy và Trò
2025-02-17
1213 Lượt Xem
Xem thêm
Video Mới Nhất
Giữa Thầy và Trò
2025-02-17
1213 Lượt Xem
Tin Đáng Chú Ý
2025-02-16
450 Lượt Xem
34:17

Tin Đáng Chú Ý

187 Lượt Xem
Tin Đáng Chú Ý
2025-02-16
187 Lượt Xem
Tiết Mục Nhiều Tập Với Các Tiên Đoán Cổ Xưa Về Địa Cầu
2025-02-16
2495 Lượt Xem
Gương Ngời Sáng
2025-02-16
144 Lượt Xem
Giữa Thầy và Trò
2025-02-16
1334 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android