Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Quyết Định Đúng Đắn Sẽ Tránh Làm Tổn Thương Người Khác, Phần 2/2

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Cũng vậy, có một sĩ tử lên kinh thành để thi làm ngự y hay gì đó, và anh ta dẫn theo thư đồng. Một môn sinh nhỏ bé của anh ta cũng là thư đồng vác hành lý và đồ đạc cho anh ta. Ngày xưa, dĩ nhiên không có xe cộ, nên rất nhiều thứ – biết không, túi ngủ, ca inox, và sách Tức Khắc Khai Ngộ, đủ thứ. Rất nhiều hành lý! Ngày xưa, họ thường nhận một cậu bé làm học trò, cũng để theo hầu và học với vị thầy cho đến khi trưởng thành. Nên, cậu bé còn rất nhỏ tuổi, không quen mang nhiều hành lý như vậy. Nên cậu vác túi xách lên vai, và rồi chúng cứ rớt xuống đất hoài. Cho nên mỗi lần cậu lượm nó lên, cậu lại nói: “Sao mày cứ rớt lên rớt xuống hoài vậy?” Suốt ngày.

Cho nên, vị thầy sĩ tử nói: “Nè! Ta đi thi, sợ nhất là cái chữ ‘rớt’”. Quý vị biết đó, rớt. “Chúng ta không thể rớt, nên nói chữ này không may mắn lắm đâu. Từ nay về sau, làm ơn đừng có nói chữ nào như vậy nữa, bất kỳ chữ ‘trượt’ hay ‘rớt’ nào, bất kỳ chữ nào như vậy, nghe chưa? Mày phải nói ‘đậu’, ‘thi đậu’”. Cậu học trò nói: “Con xin lỗi. Con xin lỗi thầy. Con sẽ không nói vậy nữa”. Rồi cậu xếp hết hành lý lại, dùng dây cột lại, rồi cột vào vai và eo, thắt nút lại. Sau đó, cậu lại nói với hành lý: “Bây giờ tao cột chặt như này nè. Dù có đi suốt đến chỗ thi thì mày cũng không bao giờ đậu được đâu”. Cậu muốn ráng tránh nói chữ “rớt”.

Ờ, đây là truyện cười, nhưng trong nhiều trường hợp, người ta cũng làm những việc tương tự vậy. Làm đúng việc mà sai thời điểm cũng không tốt. Nói đúng chữ mà sai thời điểm cũng không tốt. Chúng ta cũng vậy. Nếu chúng ta làm đúng việc, nhưng không đúng chỗ và không đúng lúc, thì cũng không đúng, phải không? Làm sai thì chắc chắn là sai. Nhưng có khi… Có khi, chúng ta bất cẩn làm sai, nhưng hóa ra lại đúng. Có thể như vậy. Nhưng chúng ta không thể làm sai đến mức trộm cắp đồ của người khác. Chúng ta không thể làm sai đến mức phạm Năm Giới. Hiểu chưa? Chúng ta không thể làm sai mà hại người khác, thế thôi. Chúng ta thà sai, nghĩa là chúng ta phán đoán sai mà không hại bất kỳ ai khác. Hiểu chưa? Bất kể phán đoán của chúng ta có đúng hay không, ít nhất chúng ta nên tránh làm hại người khác. Thế thì không sao. Cho dù cuối cùng chúng ta làm đúng hay làm sai, nếu chúng ta không làm hại người khác, thì đó là quyết định đúng. Nếu người tu hành chưa đạt đến đẳng cấp cao, đôi khi, họ vẫn làm sai, nhưng ít ra họ không thể phạm Năm Giới. Hiểu chưa? Sai sót nhỏ thì không sao. “Sai sót” nghĩa là một việc nhỏ. Nhưng cố tình làm điều sai để hại người khác thì không tốt. Hiểu chưa?

Mấy ngày tiếp theo, hãy buông bỏ mọi thứ: mọi tạp niệm và những suy nghĩ phân tâm, hoặc nói chuyện nhỏ, nói chuyện lớn hoặc tán gẫu. Hãy buông bỏ hết, hiểu chưa? Hãy buông bỏ hết từ giây phút này và tập trung tâm trí vào Thượng Đế, vào Phật, vào sự tu hành. Chỉ khi đó quý vị mới có thể tiến bộ nhanh. Ngoại trừ những việc căn bản như ăn uống, đi vệ sinh – những việc căn bản và thiết yếu nhất – hãy tránh làm bất cứ gì khác và chỉ vô đây để “làm việc”. Làm những gì quý vị nên làm, như dọn dẹp, đại khái vậy. Những việc đó quý vị phải làm. Nếu đã được giao một việc, quý vị phải có trách nhiệm với nó. Còn mấy người không có việc, thì ăn, ngủ, đánh răng, rửa mặt, đi vệ sinh, v.v., là những nhu cầu căn bản. Rồi, chỉ đi vô và cố gắng thiền. Hiểu không? Nếu quá ồn khiến quý vị không thể ngồi yên, thì hãy thiền quán Âm Thanh (Thiên Đàng nội tại), là quý vị sẽ ổn thôi. Chúng ta có giải pháp, không phải sao? Khi quý vị ở đây,… Chúng tôi không có quy tắc nghiêm ngặt lúc nào phải thiền Âm Thanh (Thiên Đàng nội tại) và lúc nào thiền Ánh Sáng (Thiên Đàng nội tại). Có lẽ tốt nhất là chúng ta nên tự canh giờ. Đừng cứ ngồi đó mà không quán Âm Thanh chút nào. Như vậy không tốt.

Hoặc là, chúng ta có thể nói khi nào quán Âm và khi nào quán Quang. Chúng ta cũng có thể thông báo. (Dạ, chúng con có thể. Mọi người trong thôn xóm chúng ta đang đi nghỉ mát hết rồi.) Họ đi nghỉ mát hết rồi? (Dạ, dạ phải, chúng con đã trả chi phí đi lại cho họ. Sau khi mình bế quan xong, họ mới trở về.) Thật sao? (Họ sẽ đi nghỉ mát bắt đầu từ tối nay.) Đi đâu? (Đến chỗ người thân của họ.) Ồ, thật hả? (Chỉ là đi chơi một chút thôi… để chúng ta có thể…) Anh đã nói chuyện với họ chưa? (Dạ có, chúng con đã nói.) Nhưng liệu có ai đi tới đi lui không? (Dạ không, họ sẽ không về.) Vậy thì sẽ không có ai đi ngang qua, đúng không? (Dạ không có ai đi ngang qua gần khu vực này.) Ừ, tốt. Khi thiền, quý vị có thể dùng khăn [thiền] để che người lại. (Dạ.) Được. Vậy giờ nào thì chúng ta sẽ… Đưa cho tôi cái lịch thiền. Anh có lịch thiền không? (Dạ có. Con sẽ đưa cho Sư Phụ.)

Không sao. Giờ đầu tiên… Mỗi cữ thiền, quý vị ngồi bao nhiêu tiếng? Tôi quên rồi. Quý vị có lịch thiền không? Tốt. Đưa cho tôi. Đưa cho tôi bây giờ. Tại sao phải đợi đưa sau? Từ 9 giờ đến trưa là thời gian thiền của chúng ta. Có đúng không? Được. Sau đó, từ 9 giờ đến… Từ 9 giờ đến 10 giờ, quán Ánh Sáng (Thiên Đàng nội tại). Hiểu không? (Dạ hiểu.) Khi nghe tiếng chuông reo, thì quý vị bắt đầu quán Âm Thanh (Thiên Đàng nội tại) Được chứ? Họ có thể quán Âm Thanh hai tiếng được không? (Dạ được.) Nếu không, dĩ nhiên, thì tạm ngừng. Nhưng tốt hơn là hãy cố gắng quán Âm Thanh hai tiếng. Được không? (Dạ được.) (Dạ được.) Rồi, từ trưa đến 2 giờ chiều là giờ ăn trưa.

Thiền định. Lúc 2 giờ chiều… Từ 2 đến 4 giờ chiều… À không. Từ 2 đến 3 giờ chiều, quán Ánh Sáng (Thiên Đàng nội tại). Sau đó, từ 3 đến 5 giờ chiều, quán Âm Thanh (Thiên Đàng nội tại). Nếu tôi đến, dĩ nhiên, quý vị ngưng. Nếu tôi không đến, quý vị cố gắng làm theo như vậy. Bởi vì quý vị thường thiền Ánh Sáng nhiều hơn so với Âm Thanh. Nên, lần này, chúng ta bù lại. Hiểu không? Mỗi cữ thiền là ba tiếng. Tiếng đầu tiên là Ánh Sáng (Thiên Đàng nội tại), sau đó hai tiếng kế tiếp là Âm Thanh (Thiên Đàng nội tại). Trừ khi tôi đến, hiểu chưa? (Dạ hiểu.) Giống vậy, ba tiếng mỗi lần. Thế thôi. Nếu tôi đến thăm quý vị, thì quý vị sẽ được thưởng thêm.

Rồi. Quý vị chuẩn bị chuông cho họ – cái chuông nhỏ hoặc lớn, sao cũng được. Chỉ cài chuông cho một tiếng thiền Ánh Sáng. Mỗi lần đi vô, quý vị lập tức thiền Ánh Sáng (Thiên Đàng nội tại). Một tiếng sau, sẽ có tiếng chuông: Thiền Âm Thanh (Thiên Đàng nội tại). Dù có là hai hay ba tiếng, cứ tiếp tục thiền cho đến khi tôi đến. Nếu tôi không đến, thì cứ tiếp tục thiền. Được không? Hiểu chưa? (Dạ hiểu.) Cảm ơn. Rất đơn giản. Tiếng đầu tiên, thiền Quán Quang (thiền Ánh Sáng Thiên Đàng nội tại) và thời gian còn lại, chỉ thiền Quán Âm (thiền Âm Thanh Thiên Đàng nội tại). Được không? Tiếng đầu tiên, thiền Ánh Sáng. Và thời gian còn lại… (Âm Thanh.) Con trai ngoan, con gái ngoan. Tốt, tốt.

Ráng quên hết mọi lo lắng và phiền muộn để quý vị có thể “thi đậu”. Để quý vị có tên trong danh sách, nhé? Để có tên trong danh sách của mấy ông Thần cũng khó lắm. Khó hơn cả việc thi đậu. Được rồi. Bây giờ, tôi sẽ thiền với quý vị ở đây một lát. Lẽ ra giờ là họ đang nghỉ ngơi, phải không? Là… buổi tối? Tôi không thấy vậy. Nửa đêm, họ sẽ đi ngủ. Bây giờ là 10 giờ tối… Không, 9 giờ tối là đi ngủ. Bây giờ là 10 giờ tối, mà quý vị vẫn còn thức. (Dạ hôm nay không tính, vì ngày mai mới bắt đầu bế quan.) Ngày mai mới bắt đầu bế quan hả? Được. (Vẫn còn ghi danh đồng tu tới cho đến nửa đêm.) À, vẫn còn ghi danh đến nửa đêm. Hãy coi đây là may mắn của quý vị. Chưa bế quan mà quý vị đã được thưởng. Quả thật là một Năm Mới vui vẻ, Năm Mới thịnh vượng. Vui vẻ, thịnh vượng và đứng đầu danh sách. Tiến bộ, tinh tấn, quán tưởng. Ồ, đây toàn là những chữ rất tốt lành. Được rồi, tôi sẽ thiền với quý vị một lát. Hay là quý vị muốn đi ngủ? (Dạ thiền.) Quý vị muốn đi ngủ chưa? (Dạ chưa.) Được, vậy thì tôi sẽ thiền với quý vị một lát. Nhé? (Dạ.)

Photo Caption: Thượng Đế Cho Chúng Ta Thấy Toàn Tình Thương Qua Vẻ Đẹp!

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (2/2)
Xem thêm
Video Mới Nhất
33:17

Tin Đáng Chú Ý

190 Lượt Xem
2024-11-16
190 Lượt Xem
2024-11-16
532 Lượt Xem
31:35

Tin Đáng Chú Ý

214 Lượt Xem
2024-11-15
214 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android