Mọi thứ ổn chứ? Mọi người khỏe không? (Dạ khỏe.) Một lần nữa, Chúc Mừng Năm Mới! Chúc thế giới hòa bình. Chúc mọi nhà bình an. Chúc muôn loài bình an. Quý vị có đồng ý không? (Dạ đồng ý.) Mọi người đều có thiết bị thông dịch chứ? Họ có đủ thiết bị thông dịch không? Mấy người nói tiếng Anh ở chỗ nào? Có ai không? (Dạ có.) Những người nói tiếng Anh có thông dịch không? (Dạ có.) Tốt, tốt. Người Âu Lạc (Việt Nam) có thông dịch không? (Dạ có.) À không, mấy người Âu Lạc (Việt Nam) mà không hiểu tiếng Anh đó, có thông dịch không? Mấy người Âu Lạc (Việt Nam) có cái máy để nghe không? (Dạ có. Có.) Rồi. OK. Nhiều khi Sư Phụ nói tiếng Việt (Âu Lạc) nghe không được. Và người nước ngoài, những người nói tiếng gì đó mà chúng ta không biết, quý vị có thông dịch không? Hoặc tự thông dịch cho mình nghe? Nếu tôi nói tiếng Hoa thì sẽ hơi khó một chút đó. Thôi kệ. Vậy thì quý vị cứ ngồi thiền thôi.
Chào mừng đến Formosa (Đài Loan). Chào mừng đến Tây Hồ. Tôi vui vì quý vị đã đến được. Gặp quý vị tôi rất vui. Trong mấy ngày này, tôi sẽ ráng gặp từng quốc gia một, nếu có thể. Nếu có thể. Lần trước tôi cũng muốn gặp từng nhóm của mỗi quốc gia, nhưng có chuyện gì đó. Có chuyện gì đó, nên tôi không thể gặp được. Nhưng lần này hy vọng tôi có thể. Bất cứ điều gì xảy ra cũng chỉ là do nghiệp của thế gian, hoặc nghiệp của vài người đến với đoàn thể chúng ta, nên đừng đổ lỗi cho ai hết. Đừng đổ lỗi cho bất cứ gì bên ngoài, đừng đổ lỗi cho bất kỳ chuyện gì bên ngoài hoặc người bên ngoài nào hoặc những sự việc đang diễn ra.
Không có gì xảy ra bên ngoài thế gian ngoại trừ nghiệp của con người và các chúng sinh sống trên Địa Cầu. Hiểu không? Cộng nghiệp. Cộng nghiệp của các đệ tử – nhất là của đệ tử – và cộng nghiệp của thế gian. Nếu có bất kỳ tình huống khó chịu nào xảy ra, đừng đổ lỗi cho người bên ngoài hoặc đoàn thể bên ngoài, hoặc bất kỳ chính phủ bên ngoài nào. Mọi tình huống, tất cả những gì xảy ra đều do: thứ nhất, nghiệp của đệ tử; và thứ hai, cộng nghiệp của thế gian. Hiểu không? Được chứ? Vậy nên không thể đổ lỗi cho người khác được.
Bây giờ tôi sẽ nói tiếng Hoa, vậy hãy đeo “tai thần” của quý vị vào. Bây giờ tôi sẽ nói tiếng Hoa. (Dạ.) Nếu quý vị không hiểu tiếng Hoa thì đeo tai nghe vào. Có thể một ngày nói tiếng Hoa, một ngày nói tiếng Anh. Một ngày nói tiếng Hoa, một ngày nói tiếng Anh. Một ngày nói tiếng Hoa và ngày khác nói tiếng Anh. Không sao. Quý vị có đủ thức ăn không? (Dạ có.) Có ai ăn không đủ no không? Giơ tay lên tôi xem. Có ai không? Có ai ăn không đủ không? Thật đó. Tôi không nói giỡn đâu. (Dạ đủ ạ.) Mọi người đều có đủ thức ăn thức uống và những thứ thiết yếu chứ? (Dạ có.) Được rồi. Vì có nhiều người, nên tôi lo lắng. Bởi vì rất nhiều người đến, tôi sợ ban nhà bếp… Không biết họ có thể cung cấp đủ [thức ăn] kịp thời không. Thành ra tôi mới hỏi. Mọi người có đủ đồ ăn không? (Dạ đủ. Đủ ạ.) Nếu không đủ thì giơ tay lên. Ai không có đủ thức ăn thức uống, giơ tay lên để tôi có thể biết và chăm sóc tốt hơn.
Tại sao quý vị cười? (Dạ vui ạ.) Vậy tất cả quý vị đều có đủ? Sao quý vị cười? (Dạ có quá nhiều đồ ăn.) (Dạ đủ.) (Chúng con có quá nhiều.) Anh ấy nói gì vậy? Để một người nói thôi. (Dạ có quá nhiều đồ ăn.) Có quá nhiều đồ ăn? Tốt. Quá nhiều còn đỡ hơn là quá ít. Nếu có quá nhiều, chúng ta có thể để đó ăn sau. Để phòng khi có người đến muộn hoặc có ai ăn chưa no, thì họ có thể lén đi đến đó để ăn. Hoặc chúng ta có thể đợi đến bữa ăn kế, rồi thêm nó vào đồ ăn mới và ăn. Nhưng nếu quá ít thì sẽ khó hơn. Đúng không? (Dạ đúng.) Được rồi. Vậy tôi rất vui. Nếu quý vị có đủ đồ ăn, thì tôi rất vui. Tại vì quý vị từ xa xôi đến. Quý vị không thể mang theo nhiều thứ. Quý vị không thể mang theo hoặc tự nấu đồ ăn. Và rồi, mùa đông thì lạnh hơn. Quý vị phải ăn đầy đủ để không bị bệnh, và để giữ gìn sức khỏe. Chúng ta thực sự phải tránh những chữ không may mắn đó. Phải ăn đầy đủ, để giữ gìn sức khỏe tốt.
Hôm qua tôi đã kể câu chuyện đó, nhưng bây giờ có thể kể quý vị nghe một lần nữa. Có một thầy đồ, lên kinh để dự thi. Ông muốn trở thành thầy đồ hàng đầu. Ông đi cùng một thư đồng để mang sách vở, chăn mền, túi ngủ, ca inox, và v.v. Thư đồng nhỏ nhắn và trẻ tuổi, nên cậu không khéo léo lắm, và chưa từng mang theo nhiều đồ như vậy. Đó là một chuyến đi dài, và không có xe taxi. Ngày xưa, tất cả xe ngựa thì mấy công chúa giàu có sử dụng hết rồi. Cho nên họ không thể kiếm được xe, và hai người họ phải đi bộ. Thư đồng thì thấp, nhỏ nhắn và vụng về. Đồ đạc mà cậu mang theo cứ rớt xuống đất. Nên cậu nói: “Lạ thật. Mày…” Thư đồng nói với hành lý: “Đừng có rớt hoài, mày cứ rớt tới rớt lui, rớt lên rớt xuống hoài”.
Rồi, thầy đồ rất tức giận, nói với cậu: “Ta lên kinh đi thi, ta sợ nhất là cái chữ ‘rớt’ (nghe giống như thi rớt). Nếu cứ nói như vậy hoài, mày sẽ mang lại cho ta vận rủi. Cho nên, không được nói chữ ‘rớt’, hoặc những chữ như ‘rơi’ hoặc ‘mất’ nữa. Đừng nói những chữ đó nữa!” Cậu đáp: “Dạ, con biết rồi, thưa thầy. Con hiểu rồi, con xin lỗi”. Rồi cậu tiếp tục gánh tất cả hành lý. Nhưng nó vẫn cứ rớt nữa. Cậu bèn tìm ra một cách. Cậu dùng một cái dây thừng dài. Cậu mua một cái dây thừng dài buộc tất cả đồ lại với nhau, mọi thứ được quấn lại với nhau. Và rồi buộc chặt toàn bộ bó đồ lên vai và quanh eo cậu. Sau khi cột thật chặt xong, cậu nói: “Ha ! Ha ! Ha!” Cậu nói với hành lý. Thư đồng nói với hành lý: “Bây giờ tao cột chặt mày rồi, dù mày lên tới kinh cũng không thể đậu được đâu. Mày không thể ‘đậu’ (chơi chữ nghĩa là lọt vào danh sách ứng viên thi đỗ)”. Hiểu không? Bởi vì cậu phải tránh dùng chữ “rớt”. Cậu chỉ có thể nói những chữ may mắn hơn. Có hiểu không? (Dạ hiểu.) Sau khi lên tới kinh cũng không có đậu được đâu. Và cũng không thể “lọt vào danh sách của những ứng viên thi đỗ”, hiểu không? (Dạ hiểu.)
Người nước ngoài có hiểu không? Ừ. Thôi không sao. Người tu hành chúng ta thỉnh thoảng cười vui cũng không có gì là tệ. Không phải sao? Tâm trạng tốt không có hại gì. Tôi có nên nói tiếng Anh hay tiếng gì đó không? Những người nói tiếng Anh có hiểu chuyện cười này không? Thông dịch có tốt không? Yên lặng quá vậy. Nghĩa là không hiểu.
Đây thực ra là truyện cười của người Âu Lạc (Việt Nam). Tiếng Âu Lạc (Việt Nam) kể như vầy: Thầy đồ dắt đồng tử đi lên kinh để đi thi. Đồng tử tuổi nhỏ mà, hồi giờ chưa có đem mà nhiều hành lý như vậy. Gì mà túi ngủ, rồi cái cốc thép. Âu Lạc (Việt Nam) nói gì vậy? (Cái ca.) Cái ca. Rồi. Ca, túi ngủ rồi cái đồ để mà ngồi thiền, gối ngồi thiền, lung tung hết. Tức Khắc Khai Ngộ gì. Với một mớ sách vở, giấy bút để đi thi. Đợi chút, cái này mới nè. Nhanh quá. Được rồi.
Cậu đồng tử nhỏ tuổi mà đeo đồ nặng quá, rồi nhiều quá đó, cứ rớt lên rớt xuống. Đồ đạc cứ rớt xuống đất hoài. Cậu đồng tử đó tức quá, chửi mấy cái đồ đó, nói: “Tao đeo mày nặng gần chết! Mày cố tình rớt tới rớt lui, rớt lên rớt xuống hoài”. Ông thầy tức quá, nói: “Người ta đi thi sợ nhất là cái chữ “rớt”. Mày cứ nói hoài! Từ nay về sau không có được nói “rớt” nữa nghe chưa?” Cái đồng tử nói: “Dạ, dạ. Thưa thầy, dạ không dám. Thôi từ nay không dám nói rớt nữa, cứ nói “đậu” không”.
OK, rồi. Một lát đi rớt nữa, nó lượm lên nó không dám nói gì hết. Nó lấy dây cột lại, liên kết với nhau rồi cột lại trên vai, cột vô trong bụng lung tung hết. Cột đủ chỗ hết, thắt lại chặt hết. Rồi đồng tử mới nói với mấy cái hành lý, nói: “Rồi, bây giờ tao cột chặt như này nè. Cột mày như vậy đó ha, dầu mày đi lên tới kinh mình cũng không có đậu được nữa đâu”. Không dám nói rớt, nói đậu. Ờ, rồi tiếng Anh nó nói “đậu” là nói gì ha? (Dạ pass [đậu].) (Pass exam [Đậu kỳ thi].) Pass exam [Đậu kỳ thi]. Biết rồi, nhưng mà cái đó, cái chữ nó không giống. Có chữ khác không? (Succeed [Thi đậu].) Cái gì? (Succeed.) Succeed [Thi đậu]. Ừ, có thể. Được. Được rồi. Nhưng nó không buồn cười bằng. Được. Có lẽ. Hơi gượng một chút, nhưng cũng được.
Photo Caption: Hình Dáng Bề Ngoài Không Phải Lúc Nào Cũng Là Thật Đó Có Thể Là Phản Chiếu Của Một Thứ Gì Đó Khác!