Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát: Lợi Ích Tồn Vong, Phần 5/5 ngày 11 tháng 8, 2015

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm
Thế nên 49 ngày là thời gian chúng ta có thể quyết định số phận cho họ. Chúng ta phải cầu nguyện. Phải cúng dường. Lấy tài sản của họ ra. Nếu có thể, thì bán tất cả tài sản của họ và bố thí cho người nghèo, nhà thờ, chùa chiền, cho mục đích từ thiện tốt. Nhưng dĩ nhiên, nếu họ có con cái, v.v., mình phải để lại một số tài sản cho con cái họ sinh tồn. Chỉ cần bố thí bất cứ gì có thể, thì họ sẽ được siêu thoát. "'Trong suốt 49 ngày, những người đã chết và chưa được tái sinh, luôn luôn trông ngóng hàng cốt nhục thân quyến tu tạo phước lành đủ mạnh để cứu vớt họ'". Thành ra đôi khi họ trở về trong giấc mơ của mình hoặc thoáng xuất hiện trước mặt mình. Nhưng đôi khi họ không nói được nhiều. Họ không thể nói, trông buồn bã, và lúc đó mình biết họ cần mình giúp, và cần ngay lập tức, ngay lập tức! Vì lúc đó mình không biết họ còn bao nhiêu thời gian, cho đến khi số phận họ được phán định. Một khi số phận của họ được phán quan tuyên định, thì không làm gì được nữa. Thời gian đã hết! Nhưng 49 ngày trước đó, rất nhiều thời gian, thì có thể làm nhiều việc cho họ. Có thể tụng rất nhiều kinh.

"'Vào cuối thời gian [49 ngày] đó, người chết sẽ chịu quả báo tùy theo nghiệp của họ. Nếu là tội nhân, họ có thể phải trải qua hàng trăm ngàn năm, thậm chí không có ngày được giải thoát. Còn nếu là tội Ngũ Vô Gián, thì họ phải đọa đại ngục và chịu đau khổ không ngừng suốt hàng trăm ngàn niên kỷ’”. Đó là hàng tỷ, hàng ngàn tỷ, hàng gazillion năm. Tưởng tượng nếu là quý vị. Tưởng tượng quý vị ở đó bất lực, bị hành hạ ngày đêm, mỗi giây phút trong đời, và quý vị biết và cảm thấy đau đớn, chứ không phải như không cảm thấy. Và không ai giúp quý vị, quý vị không thể gọi ai hết. Quá nhiều đau khổ, quý vị thậm chí không thể mở miệng được. Thậm chí không thể nhớ cầu nguyện. Do đó, hãy cầu nguyện trước đó. Và nếu không có quyến thuộc để giúp mình, thì xong đời. Quý vị phải [chịu đựng]. Đau khổ như vậy, rất lâu, rất lâu Trời ơi! Kinh khủng làm sao, kinh hoàng làm sao! Tưởng tượng nếu là quý vị. Sao mà chịu nổi, kinh hoàng làm sao, kinh khủng làm sao! Trời ơi! Tôi không bao giờ muốn bất cứ ai phải trải qua điều này.

Mọi thứ trên thế giới này đều là ảo tưởng, nhưng luật của thế giới không phải là ảo tưởng, luật nhân quả không là ảo tưởng. Quý vị sẽ cảm nhận nó nếu không giải thoát khỏi luật nhân quả, hoặc bằng lực lượng Minh Sư, hoặc bằng đức tin vào Chư Phật, hoặc làm việc thiện và luôn luôn thận trọng trong cuộc đời mình. Mọi việc mình làm, suy nghĩ, hoặc nói phải luôn luôn tốt và thanh tịnh, có ý định trong sáng. Nếu không, thà đừng nói. Tôi là Sư Phụ, tôi phải nói mọi điều, nhiều điều. Nhưng nếu không phải ở địa vị này, thì quý vị giữ im lặng. Quý vị đừng kể với người khác về những điều xấu của người này, và rồi người đó nói xa hơn nữa, và cứ tiếp tục xa hơn nữa. Nói xấu người khác, quý vị cũng phải chia sẻ nghiệp chướng đó. Không chỉ mình tự tạo nghiệp thôi. Do đó hãy rất cẩn thận, hiểu chứ? Hãy nhớ truyện về ba con khỉ. (Dạ.) Ngay cả khỉ cũng có thể dạy mình. Không thấy, không nghe, không nói xấu.

"'Hơn nữa, này ông Trưởng Giả, khi chúng sinh gây nghiệp tội như thế rồi chết, hàng quyến thuộc làm chay/thuần chay cúng dường'", quý vị thấy không? "'để trợ giúp nghiệp đạo. Trong quá trình chuẩn bị bữa chay/thuần chay và trước khi ăn, chớ có đem nước gạo, lá rau đổ vung vãi xuống đất'". Chà! Thậm chí nước rửa, trước khi ăn, không được đổ nước đã rửa, nước bẩn, nước vo gạo, nước rửa trái cây và rau cải, không được đổ xuống đất.

"'Trước khi thức ăn (thuần chay) dâng cúng cho Chư Phật và tăng, không ai được ăn trước'". Quý vị cũng cần phải cẩn thận về tất cả những điều này. Không chỉ cúng dường, "Được, tôi ăn trước". Thậm chí không được nếm. Quý vị phải biết liều lượng bao nhiêu. Nếu hơi mặn, hay chưa đủ đậm đà, Chư Phật không bận tâm, miễn là đồ ăn đó không dâng cho chư tăng sống. Thậm chí chưa đủ đậm, thì có thể dâng thêm nước tương hoặc thêm muối cho chư tăng, cho các tu sĩ, những vị đến tụng kinh hay các tu sĩ mà quý vị cúng dường bữa ăn. Nhưng không được nếm trước.

Chà! Vị Bồ Tát [Địa Tạng] này thật sự từ bi. Ngài biết tất cả chi tiết về đau khổ, và làm thế nào để thoát khổ. Ngài thật sự từ bi. Ngay bây giờ tất cả chúng ta nên cảm tạ vị Bồ Tát này, Ksitigarbha, nghĩa là Địa Tạng Vương Bồ Tát. Đấng Vĩ Đại, Ngài là Đấng Vĩ Đại, Vô Cùng Vĩ Đại. Cảm ơn Ngài rất nhiều. Tôi sắp khóc đây. Tôi cảm thấy rất xúc động vì sự hy sinh và thiện lành của Ngài. Vô cùng cao đẹp! Cảm ơn Ngài, tất cả chúng tôi cảm ơn Ngài. Thế giới cảm ơn Ngài. Tất cả chúng sinh được cứu độ, cảm ơn Ngài. Tất cả chúng sinh sẽ được cứu độ bởi Ngài, hoặc bởi kinh này mà Ngài dạy bảo. Cảm ơn Ngài vô vàn.

Trời ơi! Có thấy biết bao nhiêu Chư Phật và Chư Bồ Tát hy sinh cho mình. Chúng ta chỉ cần thiền một chút, giữ Năm Giới, và việc đó không khó. Phải làm điều đó. Quý vị cũng có bổn phận đối với họ, với nông phu, với cha mẹ, với anh chị em quý vị, với Địa Cầu, là phải làm người tốt. Chỉ có tọa thiền, giữ Năm Giới. Tôi không yêu cầu gì nhiều từ quý vị. Không cần phải đến gặp tôi nếu quý vị không muốn. Quý vị ở nhà, quý vị tin vào tôi. Tin vào giáo lý của tôi, thế là đủ tốt rồi. Thiền định. Làm việc thiện.

Khi người nào đó tử tế nói ra – [họp mặt] lần này, tôi chỉ nói với người Châu Âu – nhưng ai đó tử tế và thông báo: "Mọi người hãy đến nhanh". Mặc dù đó là lỗi của người đó, nhưng điều đó tốt cho quý vị để đôi khi, một số quý vị có thể gặp tôi. Nếu quý vị không thể đến đây… Hay quý vị có thể trách tôi nếu muốn, nhưng đó là nghiệp (xấu) của quý vị. Đừng bắt tôi phải chịu trách nhiệm cho mọi điều trong đời quý vị. Được chứ? Tôi đã làm hết sức mình rồi. Tôi bận hơn quý vị cả ngàn lần. Hàng ngày, về đủ việc khác nhau. Bên trong, bên ngoài. Vậy, quý vị làm gì được thì làm. Quý vị đến gặp tôi nếu có thể. Nếu quý vị không có đủ tài chính, nếu sư huynh, sư tỷ giúp quý vị đến, cũng không sao. Nếu họ không giúp, quý vị cứ ở nhà. Tôi luôn luôn ở bên quý vị. Quý vị không cần đến gặp tôi. Tôi không ép bất cứ ai đến gặp tôi. Quý vị cống hiến thời gian của mình cho tôi và chi một số tiền bạc để mua vé, nhưng điều đó lợi ích cho quý vị. Tôi không yêu cầu. Đổi lại, tôi cũng ban cho quý vị gấp bội phần. Về mặt vật chất, tình cảm, tâm lý, tâm linh, tôi cũng ban cho quý vị. Không như, tôi chỉ ngồi đây và nhận mọi thứ. Tôi nhận tình thương của quý vị, tôi cảm ơn rất nhiều về điều đó, nhưng tôi cũng cho lại. Dù quý vị cống hiến cho tôi gì đó, tôi cũng cho rất nhiều. Tôi cho người khác nhiều thứ. Có lẽ không có vẻ như lợi ích gì cho quý vị khi tôi bố thí cho người nghèo, nhưng có lợi ích cho thế giới mà quý vị đang sống. Nó tạo từ trường tốt cho quý vị, cho con cái của quý vị. Làm Địa Cầu phát triển tốt hơn. Hiểu tôi nói không? (Dạ hiểu.) Vậy cho dù tôi không cho quý vị trực tiếp, nhưng cũng là cho. Bất cứ gì tốt cũng lợi ích cho quý vị. Vì vậy, đừng nghĩ theo cách phủ định.

Hãy cố gắng nhớ điều Đức Phật nói: bố thí, cúng dường Chư Phật, các thánh nhân khai ngộ, các tăng ni. Không phải tôi cúng dường họ vì nghĩ rằng họ là các tăng ni khai ngộ và họ mang lại lợi ích cho tôi. Không, không phải vậy. Tôi cúng dường vì tôi thương họ. Vì tôi nghĩ, được… Tôi cũng không biết họ làm việc ngoài đồng ruộng. Tôi nghĩ họ chỉ ngồi đó và nương dựa vào một số đệ tử đến và cúng dường. Nhưng không nhiều người Đại Hàn có thời gian để đến tận Vĩnh Đồng, nên tôi nghĩ họ không có thức ăn (thuần chay) ngon như vậy hoài. Do đó, bất cứ thức ăn (thuần chay) nào ngon, tôi tặng họ bởi vì có lẽ đã lâu rồi họ không có hoặc họ chưa bao giờ có. Như khi họ đưa cho tôi rất nhiều trái thích ca (mãng cầu na) giống mãng cầu xiêm, đại khái vậy. Trông giống búi tóc của Phật ở đây, đó là lý do họ gọi nó là thích ca, nghĩa là "trái Phật". Họ đưa cho tôi một số trái đó, và tôi hỏi nữ thị giả của tôi: "Ở Đại Hàn có trái này không?" Cô ấy nói: "Dạ không, chúng con không trồng được". Cô ấy nói: "Đã thử, nhưng nó không mọc". Tôi nói: "Vậy thì, nhanh nhanh mang cái bát đầy trái cây này tặng cho các ni cô. Tôi không có đủ cho mỗi người một trái, nhưng họ có thể chia nhau. Bảo họ như thế". Vì họ không có.

Vì tôi cảm thấy rằng người xuất gia không có gì: không gia đình, không chồng, không con cái, không vợ rồi, chỉ có mỗi thức ăn (thuần chay) để sống và lại không có đủ. Thành ra tôi tặng họ. Hiểu không? (Dạ hiểu.) Không phải vì công đức – không gì hết! Tôi không quan tâm đến bản thân. Mọi thứ ở đây, tôi thật sự nhận ra đó là ảo tưởng. Không có gì cho tôi hết. Nên, quý vị cần phải tặng trong tinh thần này, trong tình thương. Hãy giúp đỡ bởi vì quý vị nghĩ họ cần nó. Đừng bao giờ nghĩ về công đức. Phật nói về những điều đó [công đức], giảng giải cho quý vị, nhưng quý vị đừng nghĩ như vậy. Quý vị cần phải cho với tình thương. Thì tôi nói quý vị biết, công đức sẽ tăng gấp bội phần dù quý vị có muốn hay không. Nhưng nếu cho mà không có tình thương và rồi… quý vị cũng có một số công đức, nhưng nó không hữu ích.

Những gì tôi tặng họ cũng chẳng có gì nhiều. Dĩ nhiên, là họ ăn với đồng tu. Nhưng có thứ gì tốt mà tôi nghĩ họ có thể không hề có, chưa hề ăn, bởi vì quốc gia của họ [không có], hoặc bởi vì xuất gia. Thành ra tôi nói quý vị phải tôn trọng họ. Họ có thể ở bên ngoài, làm việc, kiếm rất nhiều tiền như quý vị. Có chồng, vợ, con cái, có nhà, có xe. Nhưng họ tự từ bỏ, bởi vì họ tin vào Phật. Họ tin rằng làm người xuất gia là con đường giải thoát. Vì dù sao họ cũng nghĩ rằng bản chất cuộc đời là vô thường. Tôi tôn trọng lý tưởng đó. Tôi tôn trọng là họ giữ vững niềm tin đó. Thành ra chúng ta tôn trọng họ. Cần rất nhiều sự tự từ bỏ để xuất gia. Do đó, quý vị đừng nói là: "Giống nhau. Giống nhau, thọ pháp với Sư Phụ. Giống nhau". Không giống! Quý vị vui hưởng mọi thứ. Còn họ thì không. Giờ quý vị hiểu chưa? (Dạ hiểu.) Vậy, nhường chỗ và tôn trọng họ, nhường đường cho họ đi. Làm bất cứ gì một cách tôn trọng. Đừng nghĩ là giống nhau, gọi họ là "anh", "chị", cùng Sư Phụ, cũng là đồng tu. Không giống nhau. Họ đặc biệt hơn.

Ngoài việc giữ Năm Giới, họ giữ nhiều giới luật hơn quý vị. Nhiều giới luật tôi không nói ra, bởi vì quý vị không phải là người xuất gia. Quý vị không được phép biết. Vì một số giới luật tế nhị, không thể nói công khai. Một số giới luật thật sự chi tiết, về cách làm sao để trì giới. Chi tiết thực sự, không ích lợi để nói công khai. Và còn nữa, họ từ bỏ nhiều thứ. Họ không ngủ trên giường cao, to và thoải mái. Hoàn toàn không, trừ khi họ bị bệnh. Và họ tọa thiền nhiều hơn. Họ thật sự trì giới. Họ thật sự hiểu tại sao họ làm người xuất gia, tại sao họ tu hành. Một số quý vị thì không, bởi vì quá bận rộn bên ngoài, và bị phân tâm bởi gia đình hay công việc, hoặc kiếm sống, và vẫn còn bị ràng buộc vào loại đời sống đó. Một số quý vị thì không. Tôi không nói tất cả quý vị đều bị ràng buộc. Mặc dù là người tại gia, không có nghĩa là quý vị không xả bỏ. Tôi không nói thế, nhưng tôi nói nhiều người quý vị vẫn chưa xả bỏ những thứ quý vị thích ăn, quần áo quý vị muốn mặc. Xả bỏ đến từ bên trong. Vậy thì nếu quá yêu thích vào thế giới, thì khó để tự xả bỏ, khó có thời gian để suy nghĩ, để tập trung vào việc tu hành. Tôi nói vậy đó. Tôi không có ý nói về mặt tâm linh, không có ý nói rằng nếu là người tại gia, quý vị không thể thành Phật hoặc ít khai ngộ hơn, không nhất thiết như vậy.

Tôi chỉ tôn trọng họ vì lý tưởng mà họ theo đuổi, vì việc xuất gia của họ, sự cố gắng tự từ bỏ của họ. Họ rất cố gắng trở thành người tốt, làm một người xuất gia tốt. Họ cố gắng, rất khó khăn, nhưng họ cố gắng. Trong thời đại ham chuộng vật chất, phát triển và cạnh tranh này, mà họ vẫn cố giữ như vậy. Thật khó. Vì vậy, tôi tôn trọng điều đó. Hơn nữa, tôi cảm thông cho đời sống mà họ trải qua, bởi vì tôi biết qua kinh nghiệm của chính mình. Quý vị cần kỷ luật, cần ý chí mạnh mẽ để tập trung vào việc tu hành, và không bị những tiện nghi khác đánh lạc hướng. Rất khó, nhưng có thể làm được. Nếu thật sự muốn đắc đạo, quý vị sẽ làm điều đó. Cứ làm vậy, thì (nó sẽ) thành tự nhiên. Không phàn nàn, không cảm thấy khó khăn. Bất cứ gì quý vị biết là tốt cho sự tu hành của mình, thì quý vị cứ làm. Sẽ làm vậy, cứ làm vậy thôi. Không bận tâm ngủ trong lều hoặc ngủ trên nền đất, hoặc ngủ trong túp lều thay vì một ngôi nhà. Quý vị không màng bất cứ gì. Nếu biết điều này tốt hơn cho mình, thì quý vị làm thôi.

Vậy khi quý vị cúng dường, cho các tu sĩ hoặc tu viện, hoặc nhà thờ hoặc chùa chiền, thì cứ làm, nhưng phải làm với tình thương. Phải hình dung, nếu không thể có tình thương, thì quý vị phải hình dung: "Ờ, nếu tôi là người đó thì sẽ ra sao. Không có gia đình ở đây, không có bất cứ xa xỉ nào, phải sống trên nền đất, cầu nguyện rất nhiều lần một ngày, không có gì khác. Tôi từ bỏ nhiều thứ trong đời mình. Bây giờ, giả sử tôi rất thích cái này nhưng là người xuất gia, tôi không thể có được. Tôi thích nó quá chừng, nhưng giờ nếu là người xuất gia, tôi sẽ không có". Hãy hình dung điều đó. Thì quý vị cảm thấy rất thương những người đã hy sinh cuộc đời họ vì lý tưởng cao thượng, vì mục đích cao cả hơn. Lúc đó quý vị thương. Vì tôi cảm thấy như thể tôi là họ. Đó là vậy. Tôi cảm thấy như thể tôi là con côn trùng đó, nên tôi không thể giết được. Cảm thấy như thể tôi là chim bồ câu, nên phải cho chim ăn thức ăn (thuần chay). Tôi phải cắt nhỏ. Cô nàng không chỉ thích bánh mì, mà còn thích thức ăn (thuần chay) của chó. Đây là cô chim thông minh, chim bồ câu thông minh, chim bồ câu bé nhỏ. Tôi để bánh mì (thuần chay) trên mái nhà để cô nàng không cảm thấy sợ phải bay xuống thấp hơn, nhưng cô nàng bay xuống thấp hơn bởi vì đó là thức ăn chay cho chó đầy màu sắc. Cô nàng ăn thử, nhưng quá lớn, không thể ăn được. Vì vậy, sau khi thấy vậy, tôi nghiền thành những miếng rất nhỏ để trên đường cho cô chim, bởi vì cô nàng chỉ thích ăn ở đó. Không thích ăn trong bát và trên mái nhà. Biết làm gì đây? Vậy nên tôi để một ít nước ở đó và nghiền thức ăn, bởi vì viên thức ăn cho chó rất cứng, tốt cho răng của chó. Nhưng tôi phải nghiền với hòn đá trên đường, vì đó là nơi mà cô chim muốn ăn. Tôi muốn cô nàng ăn trong bát sạch. Nhưng, không! Cô nàng thích ăn dưới đất, dơ bẩn. Biết làm gì đây? Được rồi, nếu cô nàng thích như vậy, đó là nơi cô nàng tới. Tôi để trên mái nhà, cô nàng không chịu ăn. Cô nàng bay xuống và nhìn nơi mà hôm qua tôi đã để thức ăn, và không thấy gì nên cô nàng bỏ đi. Vì vậy, tôi lấy thức ăn trên mái nhà xuống, đặt dưới đất cho cô nàng. Làm như vậy mới đúng. Quý vị có cái mình muốn. Cho dù tôi biết thứ gì (khác) tốt hơn, nhưng nếu đó là điều quý vị muốn, thì quý vị có được.

Hãy làm với tình thương. Phải làm tất cả với tình thương. Nếu cho mà không có tình thương, thì nó rất trống rỗng, trống rỗng. Ngay cả bố thí cho người hành khất, quý vị cũng cần phải hiểu hoàn cảnh của họ. Có lẽ quý vị không thể, nhưng ít ra bố thí với sự cảm thông, với sự khiêm nhường, với ý nghĩ bảo vệ, với từ trường tốt. Đừng nói: "Đây, cầm lấy và đi đi", không phải như vậy. Tình thương là cốt lõi của mỗi hành động mà mình làm. Không có nó mình chỉ là cái vỏ rỗng. Không có tình thương, mình không là gì hết. Thật vậy. Bất cứ gì quý vị làm, rất nhiều việc từ thiện và đủ thứ, thì chỉ là khoe khoang với mọi người, chứ quý vị không được lợi ích gì hết. Người đó có thể ăn, đầy bụng, nhưng họ không cảm thấy khỏe. Vì từ trường mà quý vị cho không thăng hoa. Quý vị cho ra rất nhiều tiền, nhưng không nhận lại được gì. Không cảm thấy hài lòng, không cảm thấy vui. Vì nếu người đó vui vẻ và nếu quý vị cho với tình thương, thì quý vị cảm thấy rất vui, như thể người đó là mình vậy. Quý vị còn cảm thấy vui hơn người đó nữa. Không thể đo lường được, nhưng tôi biết như vậy.

Vậy nên trước khi cúng dường Chư Phật và tăng – hình ảnh Phật hay tượng Phật, được, không sao, hoặc tăng đoàn còn sống hay quá vãng– thì quý vị không được ăn trước. Cũng không được nếm. "'Nếu ăn trái phép và không được tinh sạch, thì người chết đó sẽ không nhận được trợ lực nào cả'". Chà! Chao ôi! Nếu quý vị không cẩn trọng và làm những gì được nói ở đây, thì người chết không nhận được gì cả, bất kể quý vị làm bao nhiêu. Do đó hãy thật tôn kính. Thậm chí nước dùng rửa rau, quý vị cũng không nên đổ xuống đất. Sau khi Đức Phật ăn xong và sau khi mọi người ăn xong, thì có lẽ, quý vị có thể đổ. Trước đó – thì không được. Trước khi cúng dường [thức ăn] cho Chư Phật hoặc tăng đoàn, quý vị không được nếm, không được ăn [trước]. Luôn luôn giữ sạch sẽ, và tốt hơn là nên đeo khẩu trang che miệng và đeo găng tay phục vụ. Để không làm ô nhiễm thức ăn mà quý vị cúng dường Đức Phật, để công đức có thể chuyển qua sự thanh tịnh và tình thương sang người chết đó. Chỉ có thanh tịnh và tình thương mới có thể chuyển những thứ vật chất như vậy thành công đức vô hình vô lượng. Những thứ bị ô nhiễm không thể chuyển điều này. Giống như cái ống, ống nước, nếu bên trong bị hòn đá nhỏ chặn thôi, nước cũng không chảy ra ngoài được. Hoặc nếu ống bị dơ, nước chảy ra ngoài sẽ đục, vàng, nâu, không sạch. Có đơn giản để hiểu hay không? Vậy quý vị nên quan tâm điều này. Quý vị cúng dường thức ăn (thuần chay) trước tượng Phật hoặc cho tăng sĩ, quý vị không được đổ nước rửa rau đi. Giữ nước đó lại. Có thể sau đó, sau khi ăn. Sau khi thức ăn được dùng bởi chư tăng hoặc... Nếu đã cúng dường rồi, thì quý vị có thể đổ nước đó đi. Không được nếm thức ăn (thuần chay) trước khi cúng dường Phật, ngay cả Phật đã qua đời. Không được nếm thức ăn (thuần chay). Cúng dường cho tăng sĩ trước, với tất cả tình thương và tôn kính. Nếu không, người chết sẽ không nhận được trợ lực nào. Trời ơi! Bị chặn, thấy không? Ngăn chặn, đó là lý do.

"'Nếu sự tinh khiết được giữ gìn triệt để khi cúng dường Đức Phật cùng tăng đoàn'", hoặc Đức Phật còn tại thế hoặc Phật ở Niết Bàn, "'người chết sẽ nhận được một phần bảy công đức. Này ông Trưởng Giả, vì thế bằng cách cúng dường đồ ăn chay/thuần chay thay cho cha mẹ và quyến thuộc đã chết, trong khi chí tâm cầu khẩn nhân danh họ, thì những chúng sinh trong cõi Diêm Phù được lợi ích cả người sống lẫn người chết.' Nói lời này xong, hàng trăm ngàn triệu ức na-do-tha quỷ thần của cõi Diêm Phù Đề đang ở Cung Trời Đao Lợi", bảo quý vị rồi, "đều phát tâm Bồ Đề vô lượng", nghĩa là thành Phật. Những con ma đó! Tất cả quỷ, thần và ngay cả quỷ dạ xoa! Và hàng trăm ngàn triệu số vô tận. Một "ức na-do-tha" nghĩa là rất dài, không thể đếm được.

"Ông Trưởng Giả Đại Biện làm lễ và lui ra". Ông chỉ hỏi vì lợi ích của chúng sinh, ông không cần biết. Ông đã là thiên đế. Ông đã là Thánh rồi, không cần mấy đồ cúng dường này hoặc không cần biết những điều này. Ông không cần biết. Ông chỉ hỏi vì lợi ích của người khác. Ông đã biết rồi. Và cho dù ông không biết, ông cũng không cần biết. Ông đã giải thoát. Bây giờ hiểu chưa? Vậy, chúng ta cũng cảm ơn Trưởng Giả Đại Biện này và cảm ơn A Nan, và cảm ơn bất cứ ai hỏi Chư Phật hoặc Bồ Tát những câu hỏi như vậy để các Bậc Thánh Hiền có thể trả lời. Chúng ta cảm ơn tất cả. Cảm ơn Quý Vị. (Cảm ơn Sư Phụ.)
Xem thêm
Video Mới Nhất
2024-11-19
492 Lượt Xem
34:08

Tin Đáng Chú Ý

205 Lượt Xem
2024-11-18
205 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android