Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Công Đức Và Tình Thương Của Chúng Ta Có Thể Thay Đổi Và Thăng Hoa Tha Nhân, Phần 2/7

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Một trong những thành viên đội ngũ Truyền Hình [Vô Thượng Sư], anh ấy không muốn mọi người biết anh làm gì, vì anh không phải nhân vật quan trọng. Hiểu không? Anh ấy nghĩ công việc lao động, như tài xế taxi hoặc sửa chữa xe, không phải là những việc danh tiếng để cho mọi người biết. Vì vậy, tôi viết một tin nhắn bảo họ nói với anh ấy rằng anh ấy nên rất tự hào về chính mình. Anh ấy kiếm sống bằng đôi tay của chính mình, bằng thời gian của chính mình. Anh ấy phải nên rất tự hào về chính mình. […] thì tôi sẽ rất hãnh diện. Tôi rất hãnh diện vì có thể nói với cả thế giới rằng đệ tử của tôi thực sự rất giỏi.

Có thể xử lý được sự việc thì tự xử lý. Đừng làm phiền người khác nữa, nhất là đừng làm phiền Sư Phụ quý vị. (Dạ.) Đó là những việc nhỏ nhặt. Quý vị có rất nhiều người mà ngay cả những việc như vậy cũng không lo liệu được sao? Và rồi, nếu Sư Phụ xử lý, chỉnh đốn hoặc la rầy quý vị, quý vị sẽ nói: “Ồ! Sư Phụ dữ quá. Rất dữ”. Ồ, tôi dữ chưa đủ đâu. Thật sự là như vậy. Một số quý vị rất dữ. Bên trong rất dữ. Hiểu không? (Dạ hiểu.) Rồi khi quý vị nói ra bên ngoài thì càng dữ hơn. Không chỉ ở Tây Hồ thôi, mà ở LA [Los Angles] cũng vậy. Họ cũng nói: “Sao có thể là nhà vệ sinh công cộng được? Chúng con sao dám ngồi nhà vệ sinh công cộng. Không hợp vệ sinh”. Mấy ngàn người đến. Tôi có nên xây cho mỗi người một nhà vệ sinh không? Lý lẽ gì mà kỳ vậy? Ngay cả những khu du lịch cũng không như thế. Các địa điểm của chính phủ cũng không có một nhà vệ sinh cho mỗi người. Nếu quý vị không thích thì đừng đến.

Quý vị phê bình bừa bãi. Phê bình bừa bãi tạo nghiệp. Hiểu không? Cái gì quý vị cũng phê bình, rồi quý vị tự xưng là “đệ tử của Sư Phụ”. Sao có thể thế được? Hồi tôi ở trên Hy Mã Lạp Sơn, tôi không bao giờ phê bình gì hết, bởi vì có nhà vệ sinh là tôi đã vui mừng lắm rồi. Làm sao tôi dám phê bình? Hiểu không? (Dạ hiểu.) Tôi có kể quý vị nghe những chuyện về Ấn Độ rồi. Không phải nơi nào cũng có nhà vệ sinh. Không có đâu. Ngay cả trong khu dân cư cũng không có. (Dạ hiểu.) Họ tự tìm cách giải quyết chuyện riêng. Thời xưa, người Hoa cổ xưa chúng ta cũng không có nhà vệ sinh. Phải không? Họ dùng cái xô, rồi buổi sáng, sẽ có người đi… (Đổ.) Đi cái gì? Đổ đi, giống như người ta đổ rác ngày nay. Đừng nghĩ cao ngạo quá. Nghĩ thấp hơn. Khiêm tốn hơn. Nhé? Có lòng chịu nhục chịu khổ thì tốt hơn. Nhưng đó đâu được xem là chịu nhục, phải không? Có nhục nào đâu mà phải chịu?

Tôi không cảm thấy hãnh diện khi quý vị nói quý vị là đệ tử của tôi. Quý vị như thế, tôi không hãnh diện. Tôi nghĩ quý vị tu hành không tốt mới cư xử như vậy. Quý vị vào đoàn thể này để làm gì… tham gia cho vui, phải không? Tiếng Hoa nói như vậy phải không? Chỉ vì tôi bố thí nhiều, nên quý vị muốn đến xem. Tôi không hãnh diện. Mà rất xấu hổ khi có loại người được gọi là đệ tử này. Bởi vì tôi đã truyền Tâm Ấn công khai trước đây, tôi nhận bất kỳ loại người nào. Ngay cả bây giờ cũng như thế. Nếu thực sự muốn vào (đoàn thể này), quý vị phải suy xét nội tâm của mình. Hiểu không? Đừng suy xét hoàn cảnh bên ngoài. Vì nếu không thành tâm tu hành thì sẽ thất bại giống như nấu cát không thể thành cơm.

Tôi nghĩ có một nơi để mọi người tụ họp lại cộng tu, để chúng ta có thể cảm nhận được tinh thần hỗ trợ lẫn nhau, là rất tuyệt rồi, phải không? (Dạ phải.) Tốt hơn là đi ngắm cảnh, mua sắm, hoặc mua mấy thứ đồ lung tung rồi nhét nó vào nhà kho, và không dùng tới trong một thời gian dài. Vì cứ thấy gì mua đó, thấy rẻ là mua hoặc vừa mắt là mua dù sau đó có dùng tới hay không.

Hãy sống đơn giản. Chỉ mua những thứ mình cần. Hãy suy nghĩ kỹ trước khi mua thứ gì đó: “Mình có thực sự cần không?” Nhé? Trừ phi quý vị rất giàu, và muốn bố thí cho những người bán hàng thì được. Để họ có công ăn việc làm thì được. Tôi hiểu điều đó. Nhưng những gì quý vị không cần thì hãy cho người khác dùng. Hãy cho người nghèo, cho những ai cần hơn chúng ta. Đừng để đồ vật nằm lung tung khắp nơi.

Để tôi nói quý vị nghe. Đời tôi cũng không tốt lắm bởi vì có quá nhiều người. Mọi người đều lấy cái họ thích, và… Nếu cái gì họ không dùng đến, họ lấy nó ra và để ở chỗ tôi. Bất cứ gì không hợp ý thích của họ. Tôi không có thời gian cho mọi thứ đó... Đôi khi sau khi mọi thứ đã được sắp xếp xong xuôi, rồi người nào khác lại mua nữa, và bỏ hết vào đó. Thực sự rất mệt. Không phải có nhiều người giúp là mình cảm thấy tốt đâu. Thế nên bây giờ tôi không dám nữa. Hai cô gái chăm sóc người-thân-chó là đủ rồi. Một tháng dọn dẹp một, hai lần là đủ rồi. Còn tùy vào tôi có ở nhà hay không. Nếu tôi ở nhà, tôi sẽ tự lo liệu. Không dám tìm người giúp nữa. Chán lắm rồi. Hiểu không? Mười mấy năm chịu đựng đủ rồi. Nếu trong nhà trống trải hơn thì tôi có thể sống thoải mái một chút. Chỗ nào cũng có đồ vật, nhưng không có gì đẹp mắt hay là hợp ý thích của tôi. Chúng chỉ chiếm chỗ và thu thập bụi bặm. Rồi quần áo cũng vậy, cứ mua mà không suy nghĩ. Hiểu không? Trước đây tôi thường hay cho đi mọi thứ. Có lẽ quý vị chưa biết chuyện này. Tôi đã làm vậy ở Hoa Kỳ. Thường lấy đồ ra cho mọi người. Ai cần thì có thể lấy. Có lẽ ở đây tôi cũng có làm vậy rồi. Đôi khi, họ mang chúng ra để bán hàng gây quỹ từ thiện. Nếu là tôi, tôi sẽ tặng miễn phí. Miễn là có chỗ trống, tôi thậm chí còn cảm ơn người ta đã mang chúng đi. Tôi thường xuyên làm vậy ở Mỹ. Bây giờ thì bận quá, thật sự quá bận. Đôi khi tôi hết sức bận rộn, thật sự hết sức bận.

Tối hôm qua, tôi làm việc rất muộn, và rồi còn phải chăm sóc mấy người-thân-chó. Sắp chỗ cho họ nằm an ổn, đắp chăn cho họ và làm cho họ thoải mái, nên đã rất muộn. Đã rất muộn và rồi… tôi còn phải đi tắm. Khi đi gặp mọi người về, tôi phải đi tắm. Rồi khi thiền thì kiệt sức. Hiểu không? Gặp mọi người xong về nhà thì thấy mệt rồi. Và cảm thấy kiệt sức nên hôm nay tôi không muốn xuống. Nhưng nghĩ đến mọi người từ xa xôi tới như thế, chỉ để nhìn tôi một cái, tôi không nỡ lòng nào mà ở đó. Cho nên tôi đã tự xử lý, tự sắp xếp mọi thứ, và nói: “Tốt hơn là mình nên đi xuống”, rồi tôi đi xuống. (Xin cảm ơn Sư Phụ.) Tôi cũng muốn cảm ơn quý vị, nhất là các đồng tu từ xa đến, và phải trải qua nhiều khó khăn mới đến đây được. Không dễ cho lắm với một số quý vị. Rất nhiều chướng ngại, phải không? Nếu không phải là vấn đề thị thực thì là bị theo dõi, hoặc có lẽ là vấn đề gia đình. Có thể gia đình có chuyện gì đó không ổn, hoặc người nhà không vui hoặc không để quý vị đi, v.v. Tôi cũng hiểu tất cả những tình cảnh này. Nhưng như vậy mà quý vị vẫn đi được, thì quý vị biết mình thực sự mạnh mẽ. Quý vị sẽ không dễ chịu thua. Tôi đi lối này thuận tiện hơn. Quý vị quỳ gối trông không thoải mái lắm.

Điều khó khăn nhất đối với chúng ta là phải rời xa gia đình, rời xa cha mẹ, phải không? Ngài Lục Tổ Huệ Năng có một người mẹ già. Ngài từng đi đốn củi hàng ngày. Hoặc nhặt củi. Không biết là đốn hay là nhặt. Ngài đem về bán để kiếm sống và nuôi mẹ. Ngay cả trong hoàn cảnh như thế, Ngài biết khai ngộ là điều quan trọng nhất. Đừng đến quá gần. Ít nhất là ba bước. Cảm ơn. Thấy không? Ngài rất thương mẹ. Dù vậy, Ngài vẫn đi theo quy y Ngũ Tổ để đạt khai ngộ. Bởi vì sau khi khai ngộ… Bởi vì lúc đó mẹ Ngài tình cờ… Có lẽ một đồng tu đã giúp chăm sóc bà. Thấy Ngài thành tâm đến như vậy thì người ta biết ngay. Khi đó sẽ có người giúp Ngài chăm sóc mẹ Ngài bằng cách cho bà tiền, khiến bà cảm thấy thoải mái. Và rồi Ngài mới rời đi. Xa mẹ là điều khó khăn nhất, phải không? Hơn nữa, Ngài là con trai duy nhất. Mẹ Ngài sẽ không còn ai để nương tựa. Khó khăn vậy đó.

Nhưng quý vị có nghĩ Ngài không hiếu thảo không? Có hay không? (Dạ không.) Không. Tại sao? Quý vị trả lời. (Đó là lòng hiếu thảo lớn nhất.) Tại sao? Mắc cỡ hả? Tôi cũng mắc cỡ lắm, nhưng tôi không thể làm gì được. Mọi người đang chờ để nghe. Rồi. Có ai biết không? (Đó là lòng hiếu thảo lớn nhất, nên kiếp sau mẹ Ngài sẽ có [gì] lớn nhất…) Đó là lòng hiếu thảo lớn nhất, nên kiếp sau mẹ Ngài sẽ có… (Công đức.) Có công đức. (Có công đức.) Có rất nhiều công đức. Công đức tốt, phải không? Ừ. Phải. Quý vị có vẻ khai ngộ.

Nhưng tôi không phải nói vậy để khuyến khích quý vị rời xa mẹ mình rồi đến đây trở thành người xuất gia. Để xuất gia, quý vị phải thực sự có lý tưởng và mong muốn được khai ngộ. Không phải đến đây dựa vào đại chúng để sống. Hiểu không? Một số người là như thế. Phiền phức, phiền phức lắm. Trước đây tôi nghĩ rằng mỗi người xuất gia đều có lý tưởng. Không nhất thiết là như vậy. Không sao. Chúng ta không phê bình. Ai có thể làm gì thì làm. Ngài Huệ Năng chỉ có thể làm như vậy. Có người chỉ có thể làm thế này, có người chỉ có thể làm thế kia. Đó có lẽ là số mệnh của Ngài. Nhưng vì quý vị đã chọn đi trên con đường này, thì phải thay đổi tâm mình. Hãy thành tâm.

Đến đây gặp tôi cũng tốt. Dĩ nhiên, đây là nhà của quý vị. Nếu đây có thể được coi là nhà. Đây có được coi là nhà không? (Dạ có.) Có? (Dạ có.) Vậy, đây có thể được coi là nhà không? (Dạ có.) Được rồi. Đó cũng được coi là nhà hả? (Dạ.) Lều bạt đằng đó? (Dạ.) Ừ, được. Đây cũng được xem là nhà hả? (Dạ.) Thế còn những cái này thì sao? (Dạ có.) Tất cả đều có thể được coi là nhà. Được. Tốt. (Nơi nào có Sư Phụ là nhà.) Tốt, nơi nào có Sư Phụ là nhà.

Người tu hành chúng ta phải tự lo cho bản thân trước để không làm phiền người khác. Hiểu không? (Dạ hiểu.) Trong lúc tôi còn tại thế… Có lẽ là có nước. Trước đây, khi tôi còn là người tại gia… Không phải, khi còn là sinh viên, tôi đã làm đủ mọi công việc: rửa chén bát trong nhà bếp, lau dọn phòng trong khách sạn, và phục vụ thực khách trong nhà hàng để kiếm tiền. Không có nơi nào trên thế giới mà không có việc làm. Quý vị hiểu không? (Dạ hiểu.) Miễn là quý vị không kén chọn việc làm, thì sẽ có tiền. Đừng dựa vào người khác. Làm công việc nào cũng được. Miễn là quý vị kiếm được tiền sạch là được. Tôi làm quý vị mệt. Có… Tôi đã đi lối này chưa? Có hay chưa? (Dạ có.) Một số người: “Hưm, hưm, hưm”.

Một trong những thành viên đội ngũ Truyền Hình [Vô Thượng Sư], anh ấy không muốn mọi người biết anh làm gì, vì anh không phải nhân vật quan trọng. Hiểu không? Anh ấy nghĩ công việc lao động, như tài xế taxi hoặc sửa chữa xe, không phải là những việc danh tiếng để cho mọi người biết. Vì vậy, tôi viết một tin nhắn bảo họ nói với anh ấy rằng anh ấy nên rất tự hào về chính mình. Anh ấy kiếm sống bằng đôi tay của chính mình, bằng thời gian của chính mình. Anh ấy phải nên rất tự hào về chính mình. Tôi nói rằng đội ngũ truyền hình chúng ta có nhiều người làm việc khác nhau, kể cả các bà mẹ. Các bà nội trợ, tài xế, tài xế xe buýt, người lái xe lửa, thợ sửa xe, người dọn dẹp nhà cửa. Đủ loại. Tại sao lại không tìm được việc làm? Vì vậy, nếu quý vị nói với tôi rằng quý vị không có tiền và quý vị không thể kiếm tiền, tôi sẽ không hãnh diện về quý vị. Nhưng nếu quý vị nói: “Ồ, con dọn dẹp nhà cửa cho người ta, chăm sóc người già, và chăm sóc con cái cho người ta để kiếm sống”, thì tôi sẽ rất hãnh diện. Tôi rất hãnh diện vì có thể nói với cả thế giới rằng đệ tử của tôi thực sự rất giỏi. Anh ấy tự chăm sóc bản thân. Anh ấy tin chắc rằng bất kể anh ấy làm công việc gì, anh ấy sẽ cảm thấy vui.

Chúng ta làm việc nào cũng tốt cả. Điều quan trọng nhất là phải ngay thẳng, làm một công dân tốt, giúp bản thân và xã hội. Hiểu không? Đừng coi thường bất kỳ việc nào. Chúng ta kiếm sống bằng chính đôi tay và bộ óc của mình. Có gì phải xấu hổ? Có không? Có hay không? (Dạ không.) Không. Đúng rồi. Không quan trọng quý vị làm công việc nào; ngoài việc kiếm sống lương thiện, nếu chúng ta cố gắng hết mình – một cách yêu thương, vui vẻ – đó là phẩm giá cho đời người. Mỗi việc chúng ta làm hoàn hảo, làm hết khả năng mình, đó là phẩm giá cho quý vị.

Tôi sẽ không cảm thấy xấu hổ khi nói với quý vị rằng tôi đã làm việc này việc kia khi còn đi học. Tôi đã tiêu tiền tôi kiếm được. Cha mẹ tôi có tài chính giới hạn. Họ không có nhiều tiền lắm để cho tôi làm công chúa hoặc gì đó tại châu Âu. Tiền châu Âu rất có giá. Chi phí sinh hoạt ở châu Âu cao gấp nhiều lần so với ở Việt Nam hay Âu Lạc. Tiền Âu Lạc (Việt Nam), hoặc ví dụ tiền Trung Quốc đại lục, hoặc tiền Đài Loan (Formosa), nếu quý vị đổi và chi tiêu ở châu Âu, nó trở thành rất ít. Hiểu ý tôi không? Thế nên tôi tự kiếm tiền thì có vấn đề gì chứ? Lau dọn nhà cửa, rửa nồi niêu cho người ta thì có gì sai? Tôi không trộm cắp. Phải không? Tôi không đi xin, không dựa dẫm người khác, không lừa gạt người khác để kiếm tiền. Tôi phải rất tự hào về mình mới đúng. Phải không? (Dạ phải.) Quý vị cũng vậy. Hiểu không? (Dạ.)

Đừng nghĩ là làm ở địa vị cao là tốt hơn, chẳng hạn, [nghĩ] địa vị quan chức hoặc chức vụ điều hành công ty mới là tốt. Không nhất thiết như vậy. (Dạ.) Không nhất thiết như vậy. Chức vụ càng cao, càng nhức đầu. Phải, phải. (Dạ.) Càng lo lắng hơn. Như thế đó. Quý vị thật sự không hiểu. Quý vị thấy một ông chủ công ty hay một quan chức chính phủ, quý vị nghĩ họ đang ở địa vị tốt. Trông thật tuyệt, (Có rất nhiều rắc rối.) nhưng cũng có rất nhiều rắc rối. Nhiều người đến làm phiền quý vị. Hiểu không? Họ nghĩ rằng quý vị có thể làm bất cứ điều gì. Cho dù quý vị là quan chức cấp cao thì vẫn có những người cao hơn. Các quan chức cấp cao hơn lại càng gặp nhiều rắc rối hơn. (Dạ hiểu.) Bởi vì nhiều người ganh tị với quý vị, nhiều người không ủng hộ quý vị, và cũng có nhiều người đến lợi dụng quý vị. Khi quý vị đi ra ngoài thì lại sợ người khác trộm cướp hoặc gây rắc rối cho mình. Không tốt cho lắm.

Nếu có người hoặc quốc gia nào mời quý vị làm vua, hãy nhanh nhanh bỏ chạy. Chạy đi thật nhanh, càng xa càng tốt. Hiểu hay không? (Dạ hiểu.) Làm vua là gặp rắc rối nhiều nhất. Đa số người ta nghĩ làm vua là tuyệt vời. Không đâu. Họ làm việc rất cực. Thí dụ, chúng ta thấy trên truyền hình rằng cô nào đó sắp kết hôn với Hoàng tử nào đó. Ôi! Mọi người ganh tị. “Sao có thể là cô ta được? Tôi đẹp hơn cô ta nhiều. Tại sao hoàng tử không cưới tôi mà lại cưới cô ta? Cô ta đâu có gì tốt”. Tất cả chúng ta đều nghĩ như vậy. Một số chúng ta. Nhưng quý vị không biết rằng sau khi kết hôn, chao ơi, chẳng có gì ngoài công việc. Quý vị phải thức dậy rất sớm. Dĩ nhiên, có người phục vụ giúp quý vị mặc y phục. Nhưng đôi khi, không hợp với ý thích của quý vị. Có quá nhiều người, và quý vị cảm thấy bực mình. Hiểu ý tôi không? Họ cản đường quý vị. Họ cảm thấy căng thẳng khi nhìn thấy quý vị – công chúa – và họ làm mọi thứ rối tung lên. Nhưng quý vị cảm thấy tệ khi la họ. Quý vị không thể la rầy họ. “Ồ! Công chúa mà sao có thể cư xử như thế này?” Thế rồi quý vị xuất hiện trên báo chí, trên truyền hình. Làm hỏng đời sống an bình của quý vị.

Quý vị phải dậy rất sớm, đi tắm, rửa mặt và mặc y phục thật đẹp. Sau đó, quý vị ăn sáng rồi ngay lập tức đi ra ngoài làm nhiệm vụ. Nếu không đi cùng với chồng, thì cũng có công việc riêng. Rất khó khăn, rất khó khăn. Rất nhiều việc, nhiều việc lắm. Quý vị không biết đó thôi. Hôm nay cuộc họp này, ngày mai cuộc họp kia. Mọi người trông cậy vào công chúa hoặc hoàng tử. Nhiều tổ chức từ thiện mời họ để kiếm tiền cho tổ chức từ thiện của họ. Nhiều đại sự quốc gia cần cô ấy quan tâm, và cô ấy phải sinh con. Thời xưa, nếu không sinh con thì sẽ bị phế bỏ tước hiệu. Một số quốc gia như thế đó. (Dạ hiểu.)

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Video Mới Nhất
33:17

Tin Đáng Chú Ý

190 Lượt Xem
2024-11-16
190 Lượt Xem
2024-11-16
532 Lượt Xem
31:35

Tin Đáng Chú Ý

215 Lượt Xem
2024-11-15
215 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android