Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Người Essenes Đạo Hạnh, Phần 5/12

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Khi quý vị im lặng ăn uống, thức ăn được gia trì nhiều hơn, vì lúc yên lặng, mình có thể nhớ tới Thượng Đế nhiều hơn. Khi mình ăn trong Ân Điển của Thượng Đế, thì thức ăn sẽ nuôi dưỡng mình nhiều hơn, thăng hoa tinh thần, làm sức khỏe tràn đầy sinh lực và hạnh phúc. Không phải Trời Phật nghiêm khắc như không cho mình nói. Trời Phật không bận tâm quý vị làm gì. Chỉ có điều mình làm gì đúng thì tốt cho mình.

Cho tới giờ, dường như những gì người Essenes dạy, chúng ta đều có ở đây. Thành ra chúng ta cũng có thể gọi mình là người Essenes. Ờ, essen! (ăn) Viel essen! (Ăn rất nhiều)! Tiếng Đức nghĩa là “ăn rất nhiều”. “Những Người Ăn”! Ít ra quý vị cũng giỏi chuyện đó. Ờ, thì ai cũng phải giỏi chuyện gì đó, phải không? Rồi. Nhưng thật tình, tất cả cách sống của họ thấy quen quen, phải không? Có vẻ như mình cũng sống vậy – cách mình đang sống. Cho tới bây giờ. Phần lớn giống vậy. Đôi khi có hơi khác một chút tùy theo hoàn cảnh, và thời gian. Nhưng phần lớn, chúng ta sống như vậy. Giống như lúc đi bế quan, ai có tiền thì có thể đóng góp tiền ăn, hoặc muốn làm gì đó thì làm; hoặc không có tiền thì khỏi đóng. Thành ra chúng ta chia sẻ cái gì mình có. Thật sự như thế. Không ai bắt buộc ai phải thật sự đóng tiền cho việc bế quan. Cho nên dù quý vị thuộc người Essen-ers [Người Ăn], ý là Dòng Tu Ăn đó, quý vị cũng không cần trả tiền nếu không có tiền. Người nào cần thì mình luôn giúp đỡ lẫn nhau, giúp cả người ngoài nữa.

Rồi, bây giờ. “Sau đó họ cởi áo trắng bên ngoài ra, áo mà họ cho là thiêng liêng”. Chắc vì họ đi làm việc ngoài đồng, và đủ thứ công việc, nên có thể quần áo họ không được sạch sẽ hoàn toàn khi vào phòng thiền hoặc phòng ăn. Cho nên ngoài việc lau rửa sạch sẽ chính mình một chút, họ phải khoác một tấm vải trắng, cũng vì lý do vệ sinh nữa, và cho tươi mát. Mọi người mặc áo trắng cũng thích chứ hả. Nhưng quý vị mặc đủ màu sắc cũng thấy vui luôn. Tôi không màng, sao cũng được. Có điều hồi đó họ có những luật lệ nào đó mà tôi thấy cũng rất khoa học. Mọi người đều mặc áo chùng giống nhau, nó cũng giữ ấm cho mình, thông thoáng, dễ thở, rồi chỉ cần ngồi xuống che đầu gối và mọi thứ, rồi thiền, rất đơn giản mà cũng rất dễ dàng nữa. Tôi thích kiểu quần áo này. Ăn nhiều cũng không ai thấy gì cả. Nếu quý vị thuộc về Dòng Tu Ăn, ăn thật nhiều, rồi mặc áo này, cũng không ai thấy bao nhiêu. Khỏi lo chuyện giữ vóc dáng gì cả.

Tiện thể hỏi, thức ăn sáng có ngon không? (Dạ ngon.) Có đủ không? (Dạ đủ.) Ừ, tốt. Như vậy nếu quý vị ăn vặt, không có nghĩa là không đủ đồ ăn, đúng không? Đủ thức ăn cho mọi người, đúng không? (Dạ đúng.) Đồ ăn buổi sáng đó. (Dạ đủ.) Nếu quý vị cảm thấy muốn ăn thêm chút đỉnh, không sao. Lúc nào cũng có đồ ăn ở đó cho mấy người tới sau hoặc người nào không muốn ăn sáng hoặc không ăn sáng nhiều vì còn sớm quá, chưa muốn ăn. Thì lát nữa quý vị có thể ra đó ăn một chút. Nhưng đừng tạo thành thói quen như Người Ăn suốt ngày. Chữ của họ nghĩa là người Essenes nghĩa là tinh hoa của con người, chắc vậy đó, không phải chữ “essen” tiếng Đức – là “ăn” đâu! Rồi.

“Sau đó họ trở lại làm việc tiếp tục cho tới khi hoàng hôn buông xuống thế gian”. Nghĩa là họ làm việc từ rạng sáng cho tới hoàng hôn. Họ làm việc như Mặt Trời – thức dậy và đi ngủ. “Sau đó họ lại đi dùng bữa cơm tối thanh đạm, trong lúc thực hiện những lễ nghi giống như bữa chiều…” ý tôi là “bữa trưa”. Thấy hình như họ ăn chỉ ngày hai bữa. “Nếu có các hội viên từ miền xa tới, họ được ngồi ở các chỗ chính của bàn”. Lịch sự ha? Ở đây cũng vậy. Quý vị từ nước ngoài tới đây được ngồi trong phòng này. Còn mấy người Pháp, họ ngồi ngoài kia. Nghĩa là mấy người chủ Trung tâm này, họ ngồi bên ngoài. Như vậy mới đúng chứ. Được rồi, tốt lắm. Chúng ta phải nên luôn luôn nhã nhặn, lịch sự với nhau, đối xử với nhau như Thượng Đế. Dĩ nhiên là như vậy.

“Mọi người dùng bữa một cách im lặng và trang nghiêm nhất”. Tôi bảo quý vị đừng nói chuyện, đúng không? Hôm nay quý vị nói nhiều không? Không hả? Được rồi, tốt. Tôi không nghe gì cả. Tuyệt vời! Ờ, vậy là tốt nhất. Khi quý vị im lặng ăn uống, thức ăn được gia trì nhiều hơn, vì lúc yên lặng, mình có thể nhớ tới Thượng Đế nhiều hơn. Khi mình ăn trong Ân Điển của Thượng Đế, thì thức ăn sẽ nuôi dưỡng mình nhiều hơn, thăng hoa tinh thần, làm sức khỏe tràn đầy sinh lực và hạnh phúc. Không phải Trời Phật nghiêm khắc như không cho mình nói. Trời Phật không bận tâm quý vị làm gì. Chỉ có điều mình làm gì đúng thì tốt cho mình.

Hầu hết, dù sao chúng ta cũng nên bớt nói chuyện lại, nhưng dĩ nhiên tôi không thể làm gương khi gặp quý vị, vì tôi phải nói... nói nhiều với quý vị. Khi mời quý vị vô phòng, tôi ăn chung với quý vị, thì phải hỏi: “Quý vị khỏe không? Thức ăn có ngon không? Kể Sư Phụ nghe chuyện đời sống, công việc của quý vị này nọ”, đại khái vậy. Cho nên, đó là ngoại lệ. Nhưng bình thường với nhau, giữa quý vị với nhau, thì nên giữ im lặng khi ăn uống, để mình có thể nhớ tới Thượng Đế trong lúc mình ăn.

Nếu nói chuyện với nhau thì dĩ nhiên, mình không nhớ tới Thượng Đế được nhiều lắm. Chúng ta không phải lúc nào cũng lên tới đẳng cấp mà có thể vừa làm nhiều việc vừa nhớ tới Thượng Đế cùng một lúc. Cho nên cẩn thận thì tốt hơn. Và khi nhớ tới Thượng Đế, thì thức ăn của quý vị được gia trì. Quý vị biết mà. Nào, “Không có tiếng ồn hoặc tranh luận quấy nhiễu sự an bình trong căn nhà. Họ nói chuyện khi tới lượt và nói rất nhỏ, người nào không quen sẽ thấy hơi kỳ lạ”. Phải nói lớn để làm gì, phải không? Mình có mi-crô mà.

“Họ giữ hết sức chừng mực trong cách sống của họ. Họ chỉ ăn uống những thứ cần thiết cho thân thể. Nói chung, họ không làm gì mà các vị huynh trưởng của họ không biết và không cho phép, nhưng họ luôn luôn có ý chí tự do thực hiện lòng nhân đức và từ bi với tất cả những ai cần, tất cả các giai cấp trong xã hội”. Ồ, nghe cũng quen quen. Quý vị chỉ được tự do làm chuyện đó thôi – là có lòng từ bi, làm người ban phát và làm việc thiện. Chuyện đó khỏi phải hỏi Sư Phụ. Tôi có nói rồi, quý vị không cần tặng tiền cho Sư Phụ, nhưng nếu thấy ai cần gì, quý vị phải cho. Cái đó thì quý vị khỏi cần hỏi tôi. Mọi việc khác thì quý vị đến hỏi tôi. Đa số là như vậy. À, không phải. Ý tôi là những việc gì quan trọng thôi. Nếu họ sống trong cộng đồng và nếu họ muốn làm gì đó cho cộng đồng thì dĩ nhiên họ phải hỏi người phụ trách. Cũng như nếu quý vị muốn có một kỳ bế quan, thì quý vị nói với liên lạc viên và mấy người lo công việc của Trung tâm trước. Chứ đâu có tự nhiên nhảy vô, dậm chân ở đây, phải không? Rồi nói: “Tôi đến nè! Ha-ha, 100 người!” Không được, khác chứ. Khi một nhóm nhỏ quý vị tới thăm thì không sao. Nhưng khi cần tổ chức một nhóm lớn hơn, thì dĩ nhiên mình nói chuyện với nhau trước chứ. Rồi, bây giờ: “Họ được tự do hành động trong sự nhân đức và từ bi đối với tất cả những người cần đến, tất cả các giai cấp trong xã hội”. Nghe quen quen ha. Chúng ta cũng ra ngoài giúp đỡ mọi người. Chúng ta không để ý là họ theo Hồi giáo, hay họ nghèo, họ da đen, da trắng, da đỏ, hay da vàng. Không cần biết. Nếu họ cần giúp, là mình giúp được gì thì giúp.

Bởi vì thành thật mà nói, mình là một đoàn thể nhỏ. Không phải là một đế quốc lớn hay là trùm tỷ phú, hay là gì cả. Bởi vì kiếm được bao nhiêu, hầu hết chúng ta cũng chia sẻ nhân tiện, dọc đường, hoặc sẵn sàng chia sẻ. Và chúng ta không phải là một nhóm chuyên về từ thiện. Tôi có nói rồi, chúng ta đâu có trợ cấp của chính phủ. Dù sao chúng ta cũng không nhận gì, cũng không yêu cầu hội viên cúng dường hay là bất cứ gì hết. Tôi có gì thì cho nấy. Quý vị có gì thì cho cái đó. Tất cả đều tự do. Quý vị làm việc của quý vị, tôi làm việc của tôi. Nên, về phương diện này, họ tự do: “Tự do cho người đói ăn, tự do cho người hàn vi quần áo và chỗ ở cho người không nhà. Họ được tự do an ủi người ốm đau, viếng thăm, giúp đỡ và an ủi các tù nhân”. Đó là chuyện bình thường. Chúng ta làm vậy hoài.

Ngạc nhiên ha! Ờ, mình cũng làm giống vậy! Ngay cả các tù nhân, chúng ta cũng tới thăm, an ủi họ, bởi vì nhiều khi người ta phạm tội vì họ thiếu tình thương, thiếu hiểu biết với xã hội hoặc từ xã hội hoặc về xã hội. Họ cảm thấy bị bỏ ra rìa, rồi họ chống đối, hoặc họ ở quanh những người xấu, hoặc chuyện không may xảy ra, họ không có chọn lựa, v.v. và v.v. Hoặc họ nghĩ họ không có sự chọn lựa. Hoặc họ bị đẩy vào hoàn cảnh đó. Hoặc nhiều khi họ bị buộc tội oan bởi nhân vật quyền lực cao hoặc bởi sự ngộ nhận nào đó, hoặc là họ ở sai chỗ, sai thời điểm, chẳng hạn vậy. Đủ loại [vấn đề]. Cho nên dù sao, chúng ta luôn hy vọng rằng thăm tù nhân đang ở trong tù sẽ an ủi được họ, để họ quay lại làm người hữu dụng và lợi ích trong xã hội. Ít ra cho cuộc đời họ. Ồ, nghe quen quen hả?

Trước đây, tôi chưa đọc hết chỗ này. Chỉ đọc một phần thôi, rồi tôi nghĩ: “Ồ, chia sẻ với quý vị sách này cũng hay”. Bây giờ càng đọc, càng thấy quen quen. Cảm ơn Trời Phật. Bởi vì tôi rất thích người Essenes, thích lối sống của họ. Càng đọc mình càng thấy thích, và càng thấy quen thuộc với chúng ta. Tất cả ý chí tự do này: “Họ cũng tự do đi an ủi, giúp đỡ và bảo vệ những góa phụ và trẻ em mất cha. Không bao giờ họ bị mất tự chủ bởi sự nóng giận, sân hận, căm thù hoặc có ý xấu. Quả thật, họ là những quán quân của đức tin, chân lý và thành thật”. Đúng vậy. Hy vọng quý vị mong muốn được như vậy.

“Là những người phụng sự và điều đình hòa bình…” Họ vậy đó, há? Họ như vậy đó. Chúng ta cũng vậy. Phải không? (Dạ phải.) Đúng rồi. Thật không? (Dạ thật, Sư Phụ.) Tuyệt vời! Ừ, tôi biết quý vị cũng thế. “Lời họ nói ‘được’ hay ‘không’ đều buộc họ như một lời thề thiêng liêng”. Nghĩa là nếu họ nói ‘được’ với quý vị là xong, đó là lời hứa và sẽ được thực hiện. Nếu họ nói ‘không’, thì thật sự nghĩa là ‘không’, và thế là xong. Nghĩa là mọi thứ trong đời họ đều rất rõ ràng, minh bạch, thành thật và tôn trọng. Mọi chuyện họ làm đều từ tôn trọng, tình thương và danh dự. Ngũ Giới là vậy, để giữ chúng ta ngay hàng thẳng lối từ lúc đầu. Về sau nó trở thành tự nhiên – quý vị sẽ là người đáng tôn trọng mà không cần nghĩ ngợi gì cả. Thành như bản tính của mình rồi. Bản tính thật của mình.

“Ngoài lời tuyên thệ mà họ hứa khi nhập vào dòng tu này…” Họ cũng tuyên thệ nữa! Năm Giới. Có lẽ vậy. Hoặc là Mười Điều Răn. “Ngoại trừ lời tuyên thệ mà họ hứa khi nhập vào dòng tu này, họ không bao giờ buộc mình vào một lời thề nào, dù công hay tư”. Tôi không hiểu câu này, thật đó. Quý vị hiểu không? Nghĩa là gì? (Họ không thề…) A, đúng rồi. Hay quá! Thông minh lắm!

Không dùng Danh hiệu Thượng Đế một cách vô ích. Không dùng những lời vô lễ lạm dụng Danh hiệu của Thượng Đế hoặc danh dự của mình. Thí dụ như, nếu biết mình làm được việc đó, thì nói với người kia: “Tôi sẽ làm việc đó”. Chứ không nói: “Tôi thề là sẽ làm!” “Nhân danh Thượng Đế, tôi thề sẽ làm”. Khỏi cần nói như vậy. Họ chỉ nói: “Được, tôi sẽ làm. Tôi sẽ giúp anh”. Hay là: “Tôi sẽ làm việc đó”, thế thôi. Nhưng khi truyền Tâm Ấn thì dĩ nhiên quý vị phải thật sự hứa nhân danh Thượng Đế. để xứng đáng với Thượng Đế: “Tôi sẽ giữ những giới này trong suốt phần đời còn lại của tôi”. À, nếu quý vị làm được. Như là không trộm cắp, không nói dối, không sát sinh, ăn thuần chay, thiền. Sống cuộc đời đạo đức. Với điều đó, quý vị phải hứa! Không thể nói rằng: “À, tôi sẽ cố gắng… Có lẽ”. Bởi vì nếu quý vị nói “có lẽ”, thì không thể ngồi đây được. Ở ngoài kia “có lẽ” thì được, chứ trong này “có lẽ” thì không được. Chúng ta không muốn “có lẽ”.

“Lời thề và lời xúc phạm, họ tránh xa như những lời khai man trước tòa vậy”. Bây giờ rõ rồi ha – họ không thề. Họ không nói những lời như là: “Tôi thề nếu không làm điều đó thì tôi sẽ bị đọa địa ngục”. Đại khái vậy. Không cần, họ không làm những điều như thế, bởi vì lời nói của họ là những lời danh dự. Họ chẳng cần phải làm mấy kiểu này. “Họ cho rằng một người mất đi sự kính mến của đồng bào họ, nếu lời nói của người đó không đủ tin cậy khi không thề”. À, bây giờ rõ ràng hơn rồi! Vậy tốt!

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (5/12)
1
2023-04-27
6301 Lượt Xem
2
2023-04-28
4721 Lượt Xem
3
2023-04-29
4219 Lượt Xem
4
2023-04-30
4234 Lượt Xem
5
2023-05-01
4287 Lượt Xem
6
2023-05-02
4585 Lượt Xem
7
2023-05-03
3987 Lượt Xem
8
2023-05-04
3674 Lượt Xem
9
2023-05-05
3455 Lượt Xem
10
2023-05-06
3278 Lượt Xem
11
2023-05-07
3386 Lượt Xem
12
2023-05-08
4103 Lượt Xem
Xem thêm
Video Mới Nhất
33:17

Tin Đáng Chú Ý

187 Lượt Xem
2024-11-16
187 Lượt Xem
2024-11-16
530 Lượt Xem
31:35

Tin Đáng Chú Ý

214 Lượt Xem
2024-11-15
214 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android