Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Hãy Thức Tỉnh Và Ăn Thuần Chay Trong Giai Đoạn Thanh Lọc Này, Phần 3/6

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Trẻ em khi họ còn trẻ, có lẽ đến năm, bảy, tám tuổi, họ vẫn còn nhớ tiền kiếp, hoặc nhớ Thiên Đàng, hoặc nhớ Thượng Đế. Có một câu chuyện tôi kể quý vị nghe rồi, cha mẹ thoáng nghe đứa bé bốn tuổi hỏi đứa bé hai tuổi: “Làm ơn nói chị nghe Thượng Đế nhìn như thế nào. Chị bắt đầu quên rồi”.

( Sư Phụ đã thiền bế quan, và có lẽ Ngài có thêm nhiều tiết lộ kỳ diệu. Chắc chắn vậy, thưa Sư Phụ, chúng con rất mừng nếu được nghe. ) Quý vị cũng có thể xem trong bản tin. Như là Đại Hàn đã cho nổ (tung) một tòa nhà trong quốc gia của họ, và bây giờ lại có hòa bình trở lại. (Dạ, Sư Phụ.) Chỉ như vậy đó. Và một quốc gia nào khác cũng thế. Chỉ chút tin này tin kia. (Dạ.) Ngoài ra, đa số quốc gia đều hòa bình, hòa bình nhiều hơn so với trước thập niên 50, phải không? (Dạ phải.) Đợi một lát. Có lẽ tôi có điều gì đó trong nhật ký của tôi. (Cảm ơn Sư Phụ.) Để tôi tìm. Nhé? (Cảm ơn Sư Phụ.) Ở đó. Ngồi. (Dạ.) Khi trở lại, ta sẽ gãi bụng cho con. Cũng có một vài tin hy vọng, bởi vì họ đang thử vắc-xin rồi. (Dạ, đúng ạ.) Ở Anh quốc và ở Hoa Kỳ cũng vậy. (Dạ.) Cho nên có lẽ chúng ta có hy vọng. Chú tắc kè nói với tôi: “Hãy vui lên, đệ tử quấy rối đã đi rồi”. Tôi biết [đó là] ai. Vậy đó là lời của chú. “Như thể gánh nặng được trút khỏi vai tôi”. (Tốt quá, Sư Phụ.) Cứ ba hoa hoài. Người đó có một số điều phủ định. Nhưng bởi vì tắc kè, chú nhắc tôi. Đó là vào ngày 24, thứ Tư, và tất cả rắc rối đều đến một lượt. Tôi mất một người làm việc và sau đó người chăm sóc chó gặp tai nạn như vậy, không thể làm việc, và rồi chẳng bao lâu nữa người kia phải đi. Ồ! Và những việc khác. Tôi không thể nói cho quý vị biết.

Tôi thường luôn luôn viết tay. (Dạ, Sư Phụ.) [Trước đây] tôi không biết cách điều khiển con chuột. Bây giờ tôi làm mọi việc qua máy điện toán. (Hay quá! Tuyệt vời.) Tôi tự đánh máy mọi thứ. (Tuyệt vời!) Với một ngón tay rưỡi. (Ồ!) (Sư Phụ thật tuyệt vời.) Tôi đánh sai nhưng rất dễ sửa. (Dạ, Sư Phụ. Tuyệt quá.) (Thật tuyệt khi nghe vậy, Sư Phụ.) Mọi thứ rất rõ ràng. Càng ngày càng khá hơn. (Dạ, Sư Phụ.) Bế quan cũng có ưu điểm. Như, ngay cả cho tôi, nhiều điều trở nên rõ ràng hơn. Nhiều giải pháp. Hoặc có nhiều cải tiến hơn cho Truyền Hình Vô Thượng Sư. (Dạ, Sư Phụ.) Theo cách như vậy và như vậy. Nếu không liên quan tới quý vị, quý vị sẽ không biết. (Dạ hiểu.) Bởi vì tôi chỉ chuyển tin nhắn đến ai đó trong phân bộ nào có liên quan. (Dạ, Sư Phụ.) Nên không phải tất cả quý vị đều biết. (Dạ, Sư Phụ.) Nhưng quý vị sẽ thấy một số thay đổi, chỗ này chỗ kia. (Dạ, Sư Phụ.) Khá hơn. Chẳng hạn, tôi bảo họ phần giới thiệu trước truyện cười nên thư giãn và buồn cười hơn một chút. (Ồ, dạ đúng ạ. Dạ.) Không phải lúc nào cũng y như nhau. (Dạ.) Và tôi viết có lẽ khoảng ba mươi mấy ví dụ cho họ. (Dạ.) (Hay quá, Sư Phụ.) Họ có thể chọn câu mà họ thích và rồi tiếp tục theo hướng đó. (Dạ.) Bằng không, sẽ quá nhàm chán, lúc nào cũng giống nhau: “Bây giờ là lúc cho truyện cười. Ha! Ha!” Luôn luôn giống nhau, phải không? (Dạ.) Hầu như vậy. Thỉnh thoảng, họ cho thêm một dấu phẩy hay thêm một dấu chấm trong đó. Bằng không, lúc nào cũng tương tự. (Dạ.) Tương tự với “Mẹo Vặt Trong Ngày”. Mấy ngày nay quý vị có thấy khác không? (Dạ có, thưa Sư Phụ.) Tôi viết mấy mẹo vặt. (Hay quá, Sư Phụ.) Chỉ viết năm, sáu mẹo vặt trước, rồi sau đó tôi đẩy cho họ ba mươi mấy mẹo vặt khác. (Dạ.) Nhưng tôi bảo họ dùng một giọng hay để đọc. Chứ ngày nào cũng đọc y như thế, gần giống hôm trước, trời ơi! Tôi nói: “Cần phải có giọng nói cho hay”. Tôi ghi chú. Tôi viết như vậy. Tôi nói: “Phải kèm theo với một giọng hay”. (Dạ hiểu.) Ví dụ như, nếu là tôi, tôi sẽ nói, như một trong những lời giới thiệu, tôi sẽ nói: “Mọi người vô vàn thương em, bởi vì em ăn thuần chay! Các bạn hãy thử đi!” Như vậy đó. Nhưng họ nói: “Mọi người vô vàn thương em, bởi vì em ăn thuần chay. Các bạn hãy thử đi”. Có lẽ đó là lối hài hước của họ. Có lẽ họ muốn… Có lẽ họ cố tình làm thế, bởi vì nó thật buồn cười. Buồn cười mà không phải buồn cười! Hiểu không? (Dạ hiểu, thưa Sư Phụ.) Vì thế, đại khái vậy, tôi viết như thế. Và tôi cũng viết như: “Bạn có biết em bao nhiêu tuổi không? Bạn không đoán được phải không nào. Vì em ăn thuần chay, em trông chỉ bằng nửa tuổi của em thôi!” Đại khái như vậy. (Dạ.) Nó phải, như là, kiểu giọng hài hước hơn. (Dạ.) Thói quen khó bỏ. Họ đọc được là cũng đã tốt rồi. Và bây giờ tốt hơn.

Mặc dù tôi đánh máy chậm, nhưng không bị sai. Bởi vì trước đây, lúc viết tay, đôi khi tôi viết quá nhiều chữ “t” hoặc quá ít chữ “s”. Bởi vì tôi viết quá nhanh, nên đôi khi thấy không rõ lắm. Và rồi người giúp tôi đánh máy không đánh máy giỏi. (Dạ.) Vì thế bình thường, tôi phải viết tay và rồi người đưa tài liệu chỉ đến lấy đi, mang nó trở lại văn phòng, và người khác phải đánh máy. (Dạ, Sư Phụ.) Và rồi họ phải mang trở lại cho tôi để kiểm tra xem họ đánh máy đúng hay không. Tốn rất nhiều thời gian! Sau đó nếu tôi sửa một vài từ rồi, thì lần sau họ phạm một lỗi khác, một số từ khác. Tựa như không bao giờ dứt. (Dạ.) Đôi khi tôi không biết tôi nên cười hay khóc. Bởi vì quá mệt mỏi. Bây giờ tôi tự đánh máy, mặc dù chậm, nhưng chắc chắn. Quý vị hiểu tôi nói không? (Dạ hiểu, thưa Sư Phụ.) Hiếm khi nào có lỗi, không hề. Có lẽ tôi nhấn phím quá lâu nên nó thành hai hoặc ba chữ “s”, nhưng nếu thấy, tôi xóa đi một chữ. Nhưng thường thì không có lỗi gì, cho đến nay không có lỗi gì, tôi thấy hầu như không có. (Hay quá.) (Dạ, Sư Phụ.) Hầu như không có. Có thể có dư thêm một chữ “s”, nhưng quý vị hiểu. Chẳng hạn, tôi nói, “chào”. (Dạ, Sư Phụ.) “Tôi chào quý vị”, với hai chữ “c”, thì quý vị biết rằng không thể nào có hai chữ “c”. “Chắc là Sư Phụ đánh máy quá nhanh hoặc quá luống cuống”. Bởi vì máy vi tính, nó làm theo ý nó thôi! Tôi muốn viết ở dưới đây, ví dụ vậy, ở giữa trang, và không biết sao, tôi chỉ nhấn một phím mà nó nhảy tuốt lên đầu trang! Nó có xảy ra với quý vị không? (Đôi khi, dạ có.) Đối với quý vị, thì đôi khi. Đối với tôi, rất nhiều “đôi khi”! Tôi nghĩ cái máy vinh tính biết tôi là dân nghiệp dư, cho nên nó cố ý trêu tôi. Nhưng giờ tôi cảm thấy vui hơn vì có thể độc lập hơn. Tôi không thích phụ thuộc. Phụ thuộc làm tôi cảm thấy rất bực. Ý tôi nói, làm mọi người cảm thấy khó chịu. Bởi vì không ai làm chính xác như ý mình muốn. (Dạ, Sư Phụ.) Hầu như không. Và rồi điều đó gây ra bực bội. Bực bội, nhức đầu và không vui. Bây giờ tôi vui hơn, mặc dù tôi làm việc cực hơn và đánh máy chậm hơn này nọ, nhưng tôi chắc chắn về những gì tôi viết, và tôi biết đó là gì, và không ai nhầm lẫn nữa. (Cảm ơn Sư Phụ.) (Chúng con cũng vui, thưa Sư Phụ.) (Tuyệt vời, thưa Sư Phụ.) Quý vị có thể thấy đó, nếu quý vị nhận được gì đó và thấy không có lỗi trong đó, đó là tôi, Sư Phụ của quý vị! (Cảm ơn Sư Phụ.) Bây giờ vô cùng chuyên nghiệp, với một ngón tay rưỡi! Bởi vì ngón tay kia đôi khi phải nhấn một cái phím hay gì đó, và ngón tay khác, tôi đánh máy.

Hoặc đôi khi tôi phải xem qua các tin mới này nọ cho nhóm khác thấy, hoặc để tôi có thể đọc quý vị nghe, đại khái vậy, để quý vị có thể cẩn thận và tự bảo vệ mình. Ngay cả WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) tiếp tục nói với mọi người rằng không an toàn. (Dạ.) (Dạ, không an toàn, thưa Sư Phụ.) Quý vị phải thực sự tự bảo vệ mình. Vẫn chưa an toàn. Đại dịch vẫn chưa hết; nó vẫn đang tiếp diễn! (Dạ, Sư Phụ.) Trước đây, chỉ hơn một triệu (ca nhiễm COVID-19) mà chúng ta cảm thấy: “Trời ơi!” Còn bây giờ, đã hơn chín triệu ca nhiễm, tôi nghĩ chính thức có lẽ mười triệu rồi, (Dạ, Sư Phụ.) Nhưng không chính thức thì còn nhiều hơn thế. (Dạ.) Ít nhất nhiều hơn gấp ba lần. (Dạ, Sư Phụ.) Tôi không đi vào chi tiết, nhưng tôi biết là nhiều, nhiều hơn chín triệu nhiều. (Dạ, Sư Phụ.) (Dạ đúng vậy.) Nên, đại dịch chưa rời chúng ta. (Dạ, Sư Phụ.) Tôi muốn nói với quý vị điều này phòng khi quý vị chiếu trên Truyền Hình [Vô Thượng Sư] cho người của mình. (Dạ hiểu, thưa Sư Phụ.) Người ngoài, tôi không hy vọng họ lắng nghe tôi. Tôi hy vọng họ nghe, nhưng không biết họ nghe hay không, bởi vì họ không thật sự biết tôi và tôi không biết họ có tin một “bà già” như tôi nói gì không. “Bà là ai mà nói này nọ?” Tôi nói mọi điều này cho mọi người, để họ cẩn thận hơn. Nhiễm bệnh không vui chút nào, đặc biệt là loại bệnh này. (Dạ, Sư Phụ.) Căn bệnh giết chết quý vị, và hành hạ mình trước khi chết. (Dạ, Sư Phụ.) Tôi hy vọng họ lắng nghe, những người ngoài nhóm của mình, nhưng tôi không kỳ vọng. Nhưng ít ra, người của mình biết. (Dạ, cảm ơn Sư Phụ.) Bởi vì tình hình thật sự vẫn còn rất khẩn cấp. (Dạ, thưa Sư Phụ.)

Nhiều quốc gia họ không xét nghiệm người dân, hoặc xét nghiệm ít hơn, hoặc chỉ xét nghiệm một chút, vì họ không muốn con số lên quá cao. (Dạ.) Bằng không, họ không thể mở lại. (Dạ, Sư Phụ.) Nhưng thật ra điều này không chấp nhận được cho lắm, vì chúng ta cho con em đến trường! (Dạ, Sư Phụ.) Như thế không tốt. Các em dễ mắc bệnh khi tụ tập với nhau. Trong lịch sử là như thế đó, như là cúm Tây Ban Nha. Nhóm trẻ em dễ bị lây nhiễm hơn. Nếu đi học, các em sẽ lây nhiễm lẫn nhau bởi vì số người rất đông. Và rồi các em về nhà, lây nhiễm trẻ em khác, lây nhiễm người nhà của các em. (Dạ, Sư Phụ.) Đó là kinh nghiệm với cúm Tây Ban Nha. Nhưng chính phủ cũng không làm được gì nhiều. Nếu họ tiếp tục cách ly người dân, thì thậm chí sẽ có cuộc cách mạng. Vào lúc này họ có nhiều việc [phải xử lý] lắm rồi. Có các cuộc phản đối diễn ra khắp nơi, về nhiều thứ: về đại dịch, về phân biệt chủng tộc, thậm chí về nhiều bức tượng, những bức tượng mà họ muốn hạ xuống, hay dựng lên. Ngoài đó rất hỗn loạn. (Dạ, Sư Phụ.) Chúng ta an toàn trong chỗ của riêng mình; chúng ta không biết điều đó. Nhưng quý vị có thể xem thông tin, nếu có đọc tin. (Dạ, Sư Phụ.) Quý vị xem được, phải không? Quý vị thông minh mà. Tôi là người duy nhất không biết cách nắm bắt thông tin. Có người cài một ứng dụng trong iPhone giùm tôi. Cuối cùng tôi đã có iPhone, có hai năm trước, hoặc hai, ba năm trước. Nó khá tiện lợi cho tôi bây giờ. Tưởng tượng xem, bây giờ Sư Phụ của quý vị thật thông minh! (Dạ, Sư Phụ!) (Chúng con tự hào về Sư Phụ!) (Tuyệt vời, Sư Phụ!) Ờ. Vỗ tay, vỗ tay! Đúng, đúng. Tinh thần ủng hộ. (Dạ vâng, Sư Phụ.) Làm tôi tiếp tục, tiếp tục đi. (Dạ, tiếp tục đi, Sư Phụ.) Độc lập hơn thì tốt cho tôi. Tôi có tâm trạng tốt hơn. (Dạ, Sư Phụ.)

Đó là lý do hầu hết trẻ em, như thanh thiếu niên, không phải chỉ vì thân thể họ phát triển quá nhanh họ không thể xử lý, mà cũng là vì họ quá phụ thuộc vào cha mẹ hoặc vào người lớn, vào người chăm sóc của họ hoặc cha mẹ nuôi, cha mẹ, bất cứ ai. Bởi vì họ quá phụ thuộc. Trẻ em, bởi vì họ chỉ mới vào thế giới chúng ta. Khi còn bé, họ vẫn còn câu thông với Thiên Đàng. Và khi họ là thanh thiếu niên, họ vẫn có ký ức tiềm thức rơi rớt lại về tự do, về Thiên Đàng. Nếu họ không phải từ địa ngục lên, dĩ nhiên. Vì thế, sinh ra trong thân thể, đã cảm thấy bị hạn chế rồi. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Và rồi cái gì cũng phải xin phép. Hầu như quý vị làm gì cũng sai cả. Người lớn luôn luôn chỉ ra rằng quý vị làm việc này sai, làm việc đó không đúng, nhưng họ không nói, quý vị làm việc đó đúng, làm việc này đúng. Hầu như không. (Dạ hiểu.) Vì vậy, trẻ em cảm thấy vô cùng hạn chế. (Dạ, Sư Phụ.) Và rồi họ phải xin phép đi ra ngoài. Ngay cả chỉ đi ăn kem (thuần chay), quý vị phải xin tiền, nếu cha mẹ cho hoặc không cho, hoặc muốn xem phim này, không được; đi xem phim đó, không được. Mọi việc họ đều phải xin phép, hầu hết vậy. Ngay cả đi ra ngoài với bạn bè, phải có thời gian nhất định, và sau đó phải về nhà. (Dạ, Sư Phụ.) Nếu không thì không có tiền quà hàng tháng hay tiền quà hàng ngày, hoặc máy vi tính bị đem đi, hay bất kể điều gì xảy đến. Hay bị cấm túc trong phòng của mình. (Dạ, Sư Phụ.) Nghĩa là, không được đi ra ngoài. Như việc cách ly hiện giờ. Đôi khi trẻ em không làm điều gì sai trái, chỉ là hoàn cảnh làm nó trông giống như họ làm sai. (Dạ hiểu.) Họ không biết cách bày tỏ. Điều đó đã xảy ra với tôi, thành ra tôi biết. (Vâng.) Quý vị không biết cách giải thích cho chính mình. Không biết cách biện hộ cho mình. Rồi cứ bị kẹt, và cứ ngột ngạt và bực bội. Thành ra trẻ em, khi họ trưởng thành, thanh thiếu niên, họ trở nên khó tính. (Dạ hiểu. Dạ, Sư Phụ.) Quý vị có thể hiểu lý do, phải không? (Dạ, Sư Phụ.)

Không phải bởi vì họ xấu hay gì cả, chỉ là điều gì đó bên trong họ không cảm thấy tự tại. Và cảm thấy thật giới hạn bởi nhiều thứ trong thế giới này. Nơi họ xuất phát nó khác. (Dạ, Sư Phụ.) Trẻ em khi họ còn nhỏ, có lẽ đến năm, bảy, tám tuổi, họ vẫn còn nhớ tiền kiếp của họ, hoặc nhớ Thiên Đàng, hoặc nhớ Thượng Đế. Có một câu chuyện tôi kể quý vị nghe rồi, rằng cha mẹ tình cờ nghe được đứa bé bốn tuổi hỏi đứa bé hai tuổi: “Nói cho chị nghe Thượng Đế trông như thế nào đi. Chị bắt đầu quên rồi”. (Hay quá.) Sự thật là vậy, có thể đúng như vậy. (Dạ, Sư Phụ.) Khi còn nhỏ, tôi nghe chấn động lực (Thiên Đàng) nội tại này, giai điệu (Thiên Đàng) nội tại, luôn luôn. (Ồ!) Và tôi nhìn lên những ngôi sao trên trời, tôi nghĩ đó là âm thanh của sao trời. (Tuyệt quá!) Tôi tưởng các ngôi sao tạo ra âm nhạc, tạo ra tiếng ồn, tạo ra âm thanh. Hồi còn nhỏ, tôi nghĩ vậy đó. (Vâng.) Cho nên, tôi luôn luôn nhìn lên các vì sao. Tôi muốn để các vì sao biết rằng tôi nghe họ. Tôi muốn nói rằng họ vô cùng đẹp. Và tôi cũng nghĩ Mặt Trăng và Mặt Trời cũng tạo ra âm nhạc. Bởi vì âm nhạc ở khắp mọi nơi. Nhưng dĩ nhiên, chỉ khi thức giấc, tôi mới nghe. Lúc ngủ, có lẽ tôi không biết là tôi nghe. Khi thức giấc, tôi thấy sao trên trời, vì thế tôi nghĩ đó là sao trời tạo ra những loại âm thanh này. Và rồi lúc tôi thức giấc, tôi thấy Mặt Trời, tôi nghĩ Mặt Trời tạo ra âm thanh đó. (Dạ hiểu.) Hoặc Mặt Trăng tạo ra nó. Dù sao, thời thơ ấu thật dễ thương.

Xem thêm
Video Mới Nhất
33:17

Tin Đáng Chú Ý

187 Lượt Xem
2024-11-16
187 Lượt Xem
2024-11-16
530 Lượt Xem
31:35

Tin Đáng Chú Ý

214 Lượt Xem
2024-11-15
214 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android